Kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành thú y giúp chăn nuôi tăng trưởng vượt 5%

Kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành thú y giúp chăn nuôi tăng trưởng vượt 5%

09:57 - 19/01/2025

Năm 2024, ngành thú y kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, giảm 23,8% ổ dịch cúm gia cầm, giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,5%, đảm bảo nguồn cung thực phẩm, thúc đẩy xuất khẩu.

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
Nông dân một xã ở Kiên Giang trồng giống mít gì mà trái to bự, hễ bán 1 quả có ngày 1 triệu?
Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm
Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng
Cá ngon miền Tây, đây là loại cá đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện một lần

Ngày 2/1, Cục Thú y tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về kết quả nổi bật trong công tác năm 2024 và kế hoạch trọng tâm năm 2025.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long thông tin với báo chí về kết quả nổi bật trong công tác năm 2024.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long thông tin với báo chí về kết quả nổi bật trong công tác năm 2024.

Phó Cục trưởng Cục Thú y Phan Quang Minh cho biết, trong năm 2024, ngành thú y đã kiểm soát hiệu quả nhiều dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên phạm vi cả nước. Cụ thể, số ổ dịch cúm gia cầm giảm 23,8% và dịch tai xanh giảm tới 60%. Nhờ đó, ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5,2 - 5,5%, đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu. 

Về công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, cả nước hiện có 3.750 cơ sở, vùng chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận tại 60 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 1.269 cơ sở an toàn dịch bệnh trên gia cầm, 2.430 cơ sở trên gia súc và 51 vùng an toàn dịch bệnh dại.

Đối với thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 22.490ha, giảm 11,3% so với năm 2023; ngoài ra có khoảng 4.993 lồng, bè, vèo, bể nuôi có thủy sản bị thiệt hại. Các bệnh nguy hiểm như gan thận mủ, xuất huyết và ký sinh trùng trên cá tra và tôm nuôi được kiểm soát tốt hơn, góp phần ổn định sản xuất.

Bên cạnh đó, ngành thú y đã triển khai nhiều biện pháp giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ, chế biến. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện nghiêm ngặt. Hiện nay, cả nước có 440 cơ sở giết mổ động vật tập trung và 24.858 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Trong năm 2024, đã thành lập 9 đoàn công tác kiểm tra công tác quản lý cơ sở giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y tại 17 tỉnh, thành phố; tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 80 cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú ý và an toàn thực phẩm.

Phó Cục trưởng Cục Thú y Phan Quang Minh thông tin về kết quả công tác thú y năm 2024 và kế hoạch trọng tâm năm 2025.

Phó Cục trưởng Cục Thú y Phan Quang Minh thông tin về kết quả công tác thú y năm 2024 và kế hoạch trọng tâm năm 2025.

 

Đặc biệt, ngành cũng thực hiện giám sát chất cấm Salbutamol tồn dư trong nước tiểu gia súc và sản phẩm động vật tại cơ sở giết mổ. Tính đến thời điểm hiện tại, đã triển khai lấy 368 mẫu thịt và thức ăn chăn nuôi và không phát hiện chất cấm Salbutamol.

Tuy nhiên, việc sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm còn gặp khó khăn do công tác tuyên truyền hạn chế và giá vacxin cao, vượt khả năng chi trả của người chăn nuôi nhỏ lẻ. Một số loại vacxin quan trọng chưa được đưa vào chương trình quốc gia, gây khó khăn cho các địa phương trong triển khai tiêm phòng.

Về kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm soát giết mổ năm 2025, Cục Thú y cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc, giám sát, tổ chức triển khai thực hiện 5 chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Đôn đốc, hướng dẫn tổ chức triển khai "Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021 - 2030".

Hệ thống quản lý thông tin thú y (VAHIS) sẽ được mở rộng và nâng cấp. Cục cũng tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức như FAO, CDC Hoa Kỳ, USDA và các đơn vị trong nước để thúc đẩy nghiên cứu, phòng chống dịch bệnh và quản lý kháng kháng sinh trong thủy sản.

Đồng thời, công tác quản lý giết mổ và an toàn thực phẩm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhằm giảm thiểu rủi ro gây mất an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật. Chương trình giám sát an toàn thực phẩm năm 2025 sẽ tập trung vào sữa tươi nguyên liệu, sản phẩm động vật xuất khẩu (như thịt gà chế biến, tổ yến) cũng như sản phẩm động vật nhập khẩu và tiêu thụ nội địa.

Chính phủ và Bộ NN-PTNT đang tích cực xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, kinh doanh về an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh được đặt lên hàng đầu, hướng đến phát triển bền vững.