Ký kết quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Ký kết quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

08:59 - 13/11/2024

Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp hoạt động giai đoạn 2024-2027. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD
Giá tiêu ở Bình Phước đột ngột giảm sâu nhất trước làn sóng giảm giá ở Tây Nguyên hôm nay
Trang trại cây ăn quả hiệu quả cao
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng, Lâm Đồng và Gia Lai nâng giá thu mua sát nút Đắk Lắk, Đắk Nông
Vượt khó, khắc phục hậu quả thiên tai tại vùng lũ Mường Pồn

Nông dân nâng cao vai trò bảo vệ, phát triển rừng

Chương trình ký kết phối hợp hoạt động giữ rừng và phát triển rừng giữa Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Sơn La với các nội dung như: Tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, dịch vụ môi trường rừng, tín chỉ các bon rừng, phát triển sinh kế dưới tán rừng.

 

Phối hợp xây dựng 4 mô hình tuyên truyền, vận động cộng đồng và người dân sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng để phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao sinh kế, đời sống, đảm bảo an sinh xã hội thông qua tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân là chủ rừng tham gia mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Phối hợp nghiên cứu xây dựng 2 mô hình trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng. Thúc đẩy liên kết tạo chuỗi sản xuất, thu hái, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ mô hình.

 
Ký kết quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng  - Ảnh 1.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp hoạt động giai đoạn 2024-2027. Ảnh: Văn Ngọc

Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển sinh kế dưới tán rừng một cách đa lợi ích từ tiền dịch vụ môi trường rừng. Quản lý bảo vệ, phát triển rừng bền vững tạo ra tín chỉ các bon rừng đóng góp vào NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định) và tham gia thị trường các bon tạo thu nhập cho nông dân là chủ rừng.

Tuyên truyền các mô hình, các điển hình tiên tiến của nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sinh kế dưới tán rừng một cách đa lợi ích. Nông dân quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung về phát triển sinh kế dưới tán rừng một cách đa lợi ích từ tiền dịch vụ môi trường rừng; tín chỉ các bon rừng theo Kết luận số 656/KL-TU ngày 23/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với tỉnh Sơn La.

Ký kết quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng  - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội nghị ký kết quy chế phối hợp hoạt động giai đoạn 2024-2027 giữa Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Ảnh: Văn Ngọc

Phát triển kinh tế dưới tán rừng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có hơn 666.800 ha rừng, trong đó hơn 70.400 ha rừng đặc dụng; hơn 292.700 ha rừng phòng hộ; hơn 303.700 ha rừng sản xuất,... Các cấp, ngành của tỉnh Sơn La đã tập trung triển khai các giải pháp bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, phát triển diện tích rừng mới.

Ký kết quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng  - Ảnh 3.

Thời gian tới nông dân Sơn La sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng. Ảnh: Văn Ngọc

Phát biểu tại lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Thành Công đề nghị Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và Hội Nông dân tỉnh nghiên cứu xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, phát triển sinh kế dưới tán rừng một cách đa lợi ích từ tiền dịch vụ môi trường rừng. Quản lý bảo vệ, phát triển rừng bền vững tạo ra tín chỉ các bon rừng và tham gia thị trường các bon, tạo thu nhập cho nông dân là chủ rừng.