Kỹ thuật trồng rau ăn lá

Kỹ thuật trồng rau ăn lá

21:41 - 22/05/2022

Trồng rau ăn lá không cần quá nhiều kỹ thuật nhưng để đạt hiệu quả năng suất cao cần áp dụng đúng kỹ thuật. Sau đây mời các bạn xem qua kỹ thuật trồng rau ăn lá.

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống

1. THỜI VỤ TRỒNG

Các giống rau ăn lá có thể trồng quanh năm (miền Nam), vụ chính Đông Xuân (từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch), Xuân Hè (từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch) lúc thời tiết không mưa hoặc mưa ít.

2. ĐẤT ĐAI

Đất thích hợp để trồng rau ăn lá không bị phèn mặn độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5, tơi xốp thoát nước tốt như đất phù sa ven sông ít sét, đất thịt pha cát có nhiều chất hữu cơ. Mùa nắng làm líp cao từ 05 - 10 cm ngang 80 - 100 cm, mùa mưa líp cao từ 15 – 20 cm, chiều ngang từ 60 – 70 cm, chiều dài líp tùy theo vị trí của đất, đường đi chăm sóc giữa 2 líp thường rộng 40 cm.

3. THỜI GIAN THU HOẠCH – KHOẢNG CÁCH TRỒNG

Kỹ thuật trồng rau ăn lá

Thông thường từ gieo cây con đem cấy ngoài đồng là 16 ngày, riêng xà lách, rau cần là 20-25 ngày. Gieo hạt giống vào líp ương hoặc gieo vào bầu lá chuối hoặc khay xốp hình tổ ong, nhổ cây con trên líp đem cấy thường cây dễ mất sức (héo) nên trong 3 ngày đầu nên tưới nước 3lần /ngày, nên cấy cây con vào buổi chiều mát, hoặc lúc trời không có nắng.

4. BÓN PHÂN (DIỆN TÍCH 1.000m2 )

Bón vôi trước cày, xới: 50 – 100kg, trước trồng 3 – 7 ngày.
Bón lót: 2 – 5m3 phân chuồng hoai mục, nếu đất có nhiều sét nên sử dụng thêm 3 – 4m3 tro trấu, nếu đất có nhiều cát thì có thể thêm từ 20–30 giạ tro dừa. Phân chuồng, tro rải đều lên líp dùng cuốc xới xáo trộn đều với đất mặt. Riêng líp gieo hạt ươm cây con cần phải tăng lượng phân chuồng và tro để đất được xốp, cây con phát triển tốt hơn.


Bón thúc: phần lớn cây rau ăn lá ngắn ngày cần phải bón phân đầy đủ và kịp thời, do đó nên ngâm phân tưới thúc. Thông thường loại phân sử dụng gồm có:

  • Bánh dầu (xác khô dầu dừa hoặc xác khô dầu đậu phộng): cứ 1kg bánh dầu ngâm 7 lít nước, thời gian ngâm từ 10 – 15 ngày bắt đầu sử dụng mới tốt.
  • Phân NPK 20 – 20 –15 : 1kg phân ngâm với 2 lít nước trong 24 giờ để phân tan hoàn toàn trong nước.
  • Phân DAP: 1 kg phân ngâm với 2 lít nước trong 12 giờ để phân tan trong nước.
  • Phân Urê hoặc MX-Hoà nước tưới: tan rất nhanh trong nước.

Áp dụng tưới thúc phân bắt đầu lúc 8 –10 ngày sau khi gieo thẳng (sạ) hoặc 3 ngày sau khi cấy, giai đoạn cây nhỏ (dưới 18 ngày sau khi gieo hoặc lần tưới phân đầu tiên sau khi cấy lượng phân tưới bằng 1/4 -1/2 lượng phân tưới cây lớn. Cứ cách nhau 3 ngày tưới phân 1 lần, tưới phân vào buổi chiều mát, sáng sớm hôm sau tưới nước rửa lá. Sau đây là lượng phân tưới cho các loại cây rau ăn lá như sau: (cho cây lớn trên 20 ngày sau khi gieo).

Kỹ thuật trồng rau ăn lá


Đối với Cải bẹ trắng, bẹ dún, bẹ Thượng Hải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải rỗ, xà lách, rau quế, mồng tơi, rau muống, cải ngọt ngũ vị, cải bẹ Tam Quốc, … thay vì áp dụng tưới phân theo bảng nêu trên, có thể áp dụng cách bón phân như sau cho cả vụ trồng trên diện tích 1.000m2 :

  • Bón lót: 400gr Super lân và 50gr Kcl (Clorua Kali).
  • Bón thúc 1: (5 ngày sau khi cấy): 100 gram Urê.
  • Bón thúc 2: (10 ngày sau khi cấy): 100 gram Urê.

Rải đều Urê trên mặt luống trồng khi lá cải không bị ướt (phòng tránh bị cháy lá), sau đó tưới đều nước để phân tan nhanh trong đất. Sau đó cứ 3 ngày/lần tưới thêm nước bánh dầu (khoảng 3 lần tưới/cả vụ trồng). Muốn lá xà lách có màu vàng đẹp nên tăng cường thêm số lần tưới nước bánh dầu.

Ghi chú:

  • Đối với cây con 8-10 ngày sau khi gieo: bắt đầu tưới phân nhẹ 1/3 muỗng canh urê/10 lít nước sau đó tăng dần như bảng trên.
  • Mỗi lần pha hỗn hợp phân nêu trên với khoảng 8 lít nước để tưới trên diện tích 5 m2.
  • Lon : lon sữa bò.
  • Trước cấy và sau sạ (gieo thẳng) cần rải một lớp rơm mỏng lên líp để giữ ẩm và hạn chế đất bị lèn chặc, văng bám vào lá khi tưới nước và trời mưa.
  • Ruộng trồng luôn phải nhổ sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, mùa nắng thường tưới nước 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát, mùa mưa tùy tình hình mà giảm số lần tưới trong ngày.

 

5. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

* Sâu:

  • Sâu tơ: đối tượng các giống cải, phun thuốc Foton 5.0 ME, Kampon 600WP.
  • Sâu xanh, sâu ăn tạp: Phun thuốc Foton 5.0 ME, Kampon 600WP.
  • Rầy đen, rầy bông : phun thuốc Supracide, Confidor.
  • Bọ nhảy (con tọt lỗ) : phun thuốc Kampon 600WP, Foton 5.0 ME, Polytrin, Decis…
  • Sâu vẽ bùa: Foton 5.0 ME, Kampon 600WP.
  • Dế, kiến, sâu đất, tuyến trùng: Xử lý thuốc hạt Kampon 600WP, Regent rải đều trên mặt luống trước cấy, sau sạ (gieo thẳng).

* Bệnh:

  • Thối cổ rễ: phun thuốc No Mildew 25WP, Thane M 80WP, giảm tưới nước.
  • Cháy lá, đốm lá: Thane M 80WP, No Mildew 25WP, Bavisan 50WP, Dipcy 750WP…
  • Thối bẹ: No Mildew 25WP, Tilt, hoặc Thane M 80WP + No Mildew 25WP (40 gr + 10 gr cho bình 8 lít nước), Marthian 90SP, …

 

6. THU HOẠCH

Trước khi thu hoạch cần phải ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn độc của thuốc (thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng, thu hoạch vào buổi chiều mát, xếp vào giỏ vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ.
  
Rau quế: Khoảng thời gian giữa 2 lần cắt nhánh khoảng 25 ngày – 30 ngày. Khoảng 5 – 6 lần thu hoạch.
Cải ngọt: Thu hoạch 1 lần.

Nguồn: Internet