Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng

Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng

23:31 - 27/02/2022

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống

Chăm sóc cây sau thu hoạch:
Sau khi thu hoạch nên tỉa các cành bị sâu bệnh, cành khô, cành già yếu, cành giao nhau nhằm tạo thông thoáng cho vườn. Cần lưu ý hiện tượng một số chồi non sẽ mọc bên trong tán, do đó cần phải tỉa các chồi này để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
- Xử lý cỏ dại: Phun Tiposat 480SC
- Bón phân: 5 kg Greenfield 555 + 1-1,5 kg NPK cho 1 gốc
- Tưới gốc: Phun Greenfield tưới gốc (1 lít pha cho 200 lít nước)
- Kết hợp phun thêm phân bón lá giúp cây nhanh phục hồi: 10g Nutrofar 30-10-10 + 10ml Supergrow Rong biển Gold A / bình 8 lít.
Tt Phân bón Hướng dẫn sử dụng
1 Greenfield 555 5 kg / 1 gốc
2 Greenfield 555 tưới gốc (1 Lít /200 lít nước) 70-80 ml / gốc
3 NPK 16-16-8 1-1,5 kg / gốc
4 Nutrofar 30-10-10 10g / bình 8 lít
5 Supergrow Rong Biển Gold A 10 ml / bình 8 lít

2. Xử lý ra hoa sầu riêng:
Trước khi xử lý ra hoa cần phun TINOMO 100SL, HOTRAY 200SL, NONGIABAO 310EC,… để phòng trừ sâu, rầy.
- Bước 1: khi coi đọt bắt đầu nhú bón 5 kg Greenfield 555 + 0,5-0,7 kg NPK /gốc
- Bước 2: Cảm ứng ra hoa
Khi lá non đã mở hết (lá có màu xanh trắng, bóng láng), Pha 50-80g Vanphongthu 15WP (Paclobutrzol) / 8 lít phun ướt đều tán lá 1 lần. Sau đó bà con tiến hành siết nước
- Bước 3: Phun KNO3 để kích thích nhú hoa
3. Thụ Phấn – Đậu trái:
Trong giai đoạn Sầu Riêng ra hoa cây cần nhiều Bo. Vì vậy, khi hoa đã nhú đều trên cây, bà con nên phun phân bón lá Newgood Siêu ra bông đậu trái (pha 10ml /bình 16l lít) kết hợp TP 108 Siêu Bo để tăng khả năng đậu trái và nuôi trái non. Đây là lần phun rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc để trái về sau.
Lưu ý: vì hoa sầu riêng nở vào ban đêm, do đó nên phun thuốc vào buổi sáng.
Trong giai đoạn nuôi trái, cây sầu riêng xuất hiện hện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và đọt non  rụng trái, trái bị sượng. Để khắc phục hiện tượng trên cần:
- Tưới nước đều cho cây. Tránh bón quá thừa đạm.
- Phun Nutrofar 6-30-30 (pha 10ml cho bình 8 lít) vào đọt non làm lá nhanh già.
- Cắt tỉa hoa bớt hoa và trái trên 1 cành. Tuỳ cây khoẻ hay yếu ta có thể để lại 3-5 trái trên 1 cành.
Tt Phân bón lá Cách pha Ghi chú
1 Newgood siêu ra bông đậu trái 10 ml / 8 lít Phun khi hoa ra đều
2 TP 108 siêu Bo 10 ml / 8 lít Phun khi hoa ra đều
3 Nutrofar 6-30-30 10 g / 8 lít Phun vào đọt non

4. Nuôi trái
a. Khi trái có đường kính 2-4 cm tiến hành bón phân nuôi trái:
- Bón 5 kg Greenfield 555 + 0,6-0,8 kg NPK cho 1 gốc.
- Tưới gốc: Phun Greenfield Tưới gốc (1 lít pha cho 200 lít nước)
- Phun thêm phân bón lá Nutrofar 15-30-15: pha 10ml /bình 8 lít, 7 ngày phun 1 lần và TP 108 Siêu Bo
b. Khi trái bằng cái chén (10-12 cm)
- Phun Nutrofar 21-21-21 (pha 10g / bình 16 lít) kết hợp với Ure
- Để tránh sầu riêng bị thối trái nên kết hợp phun xen kẽ Canxi cho cây.
- Lưu ý: tránh bón phân có chứa Clo giai đoạn nuôi trái vì Clo sẽ làm trái bị sượng.
c. Giai đoạn trái chín:
- Giai đoạn này cây cần nhiều Kali. Do đó cần cung cấp đầy đủ Kali cho cây để tăng chất lượng trái. Tuy nhiên tránh sử dụng Kali đỏ (KaCl).
Tt Giai đoạn Phân bón Hướng dẫn sử dụng
1 Trái nhỏ (2-4cm) Greenfield 555 5 kg / 1 gốc
Greenfield 555 tưới gốc (1 Lít /200 lít nước) 70-80 ml / 1 gốc
NPK 16-16-8 1,5-2 kg / 1 gốc
Nutrofar 15-30-15 pha 10 g / bình 8 lít
TP 108 Siêu Bo pha 10 ml / bình 8 lít
2 Trái lớn (10-120cm) Nutrofar 21-21-21 pha 10 g / bình 8 lít
3 Trái chín K2SO4 hoặc KNO3 100-150 g / 10 lít

5. Phòng trừ sâu bệnh hại:
a. Sâu hại:
- Sâu đục trái: Sâu có màu xanh nhạt, lư¬ng màu hồng nhạt với những đốm to, thường đục vào bên trong trái, đùn phân và mạt vỏ ra ngoài. Phòng trừ: phun TIZONON 50EC,…
- Rầy bông: phun TINOMO 100SL, HOTRAY 200SL,…
- Rệp sáp: Phòng trừ bằng NONGIABAO 310EC, HOTRAY 200SL, TIPHO-SIEU 400EC,…
- Sâu đục cành: Tiêm TIZONON 50EC hoặc xăng vào lỗ đục của sâu. Dùng móc sắt để bắt sâu. Cắt bỏ những cành bị khô chết.
b. Bệnh hại:
- Bệnh nấm hồng: phun TIDACIN 3SL, 5SL, Lâmbac 35SD…
- Bệnh thối gốc, chảy nhựa: phun TIDACIN 3SL, 5SL, TIPOZEB 80WP,…
- Bệnh cháy lá, chết đọt non: phun phòng trừ bằng AWIN 100SC, TIDACIN 3SL, 5SL,…
- Bệnh thán thư: phun phòng trừ bằng: TIPOZEB 80WP, TINOMYL 50WP,…
Tt Sâu bệnh Thuốc đặc trị Hướng dẫn sử dụng (1000m2)
1 Sâu đục trái Tizonon 50EC 20-25 ml /8 lít, 1-1,2 lít/ha
2 Rầy bông Tinomo 100SL 4-6 ml /8 lít, phun 4-5 bình
Hotray 200SL 6 ml /8 lít, phun 4-5 bình
3 Rệp sáp Nongiabao 310EC 4-5 ml /8 lít, phun 4-5 bình
Hotray 200SL 6 ml /8 lít, phun 4-5 bình
Tipho-Siêu 400EC 10-12 ml / 8 lít, phun 4-5 bình
4 Sâu đục cành Tizonon 50EC 20-25 ml / 8 lít, phun 4-5 bình
5 Bệnh nấm hồng Tidacin 3SL, 5SL 24-40 ml / 8 lít, phun 4-5 bình
Tipozeb 80WP 15-20 g / 8 lít, phun 4-5 bình
LâmBac 35SD 30-40 g / 8 lít, phun 4-5 bình
6 Bệnh thối gốc, chảy nhựa Tidacin 3SL, 5SL 24-40 ml / 8 lít, phun 4-5 bình
Tipozeb 80WP 15-20 g / 8 lít, phun 4-5 bình
7 Bệnh cháy lá, chết đọt non Awin 100SC 15-20 ml / 8 lít, phun 4-5 bình
Tidacin 3SL, 5SL 24-40 ml / 8 lít, phun 4-5 bình
8 Bệnh thán thư Tipozeb 80WP 15-20 g / 8 lít, phun 4-5 bình
Tinomyl 50WP 20 g / 8 lít, phun 4-5 bình

Nguồn: Internet