Kỹ thuật trồng Tràm Úc trên đất phèn
19:11 - 05/12/2021
Tràm Melaleuca leucadendra là loài cây phát triển nhanh , chịu được đất phèn và đất mặn ngập nước tại các vùng nhiệt đới thấp. Những vùng ngập nước hình thành nên các rễ tràm tự sinh trong khu vực. Chúng có khả năng tái sinh chồi, chịu lửa và cho nhiều sản phẩm gỗ và không thuộc gỗ như cột cừ, nhiên liệu, vật dụng gia đình, vật liệu xây dựng<
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Tại Việt Nam, loài tràm bản địa M. Cajuputi ở đồng bằng sông Cửu Long là loài đã và đang được sử dụng để trồng rừng song hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ năm 1992, được sự giúp đỡ về nguồn hạt giống của Trung tâm giống cây Lâm ngiệp Úc (thuộc CSIRO) Viện Khoa học Lâm nghiệp (KHLN ) Việt Nam đã đưa vào thử nghiệm 12 loài với 36 xuất xứ Tràm Uùc tại Long An và một số điểm thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Theo GS Lê Ðình Khả, TS Hoàng Chương và cộng sự đã báo cáo và được công nhận của Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (KHCN&CLSP ) thuộc bộ NN&PTNT, đã chọn được loài M. Leucadendra là có sinh trưởng nhanh nhất, sau 5 năm loài này có thể tích thân cây là 10, 4 dm3 - 18,0 dm3/ cây, ngoài lá của xuất xứ này còn có chất lượng tinh dầu tốt và giá trị hơn hẳn tinh dầu của M. Cajuputi VN. Nhóm M. Cajuputi VN có sinh trưởng kém hơn rõ rệt (thể tích thân cây 5,8 - 9,8dm3/cây) lá có hàm lượng tinh dầu cũng kém hơn.
Hiện nay, Phân viện KHLN Nam bộ đã nghiên cứu và chọn ra một vài loại vừa nhập từ Úc, có khả năng vừa cung cấp gỗ vừa cung cấp tinh dầu có giá trị trong xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với cây Tràm Úc tại Việt Nam.
KỸ THUẬT GÂY TRỒNG
Ðặc tính sinh vật học
- Tràm M. Leucadendra là cây cao 250 - 45 m, thân thẳng với đường kính lên đến 1,5. hoặc một số nơi cây nhỏ hơn có thân cong hoặc xoắn. Thân cây có một lớp trắng mỏng như giấy, các nhánh thon dài có thể ngã xuống tạp cho cây có hình dáng rũ, lá màu xanh nhạt xen kẽ nhau, hình ngọn giáo, không có lông trừ những chồi non, hoa màu trắng hoặc trắng sữa, quả nang hình trụ, không cuống mocï thành hình cụm dọc theo nhánh cây.
- Tràm M. Leucadendra mọc tự nhiên thấy ở các vùng ven biển hoặc cận ven biển, ở vùng đất bồi nhiều đá.
- Ðiều kiện khí hậu: Lượng mua trung bình năm 422 - 4056 mm, chế độ mưa theo mùa, mùa khô từ 0 - 8 tháng, nhiệt độ tối đa trung bình tháng nóng nhất: 28 - 390C, tháng lạnh nhất 7 - 210C, nhiệt độ trung bình năm 19 - 290C ( một số nơi có 1 - 2 tháng sương giá )
- Ðối với VN: Ðiều kiện khí hậu nơi trồng Tràm: Có chế độ mưa mùa nhiệt đới, lượng mưa trung bình 1500 - 2000 mm, nhiệt độ trung bình 270C, tháng nóng nhất là 290C, tháng lạnh nhất là 260C. Ðất phèn mặn, độ chua cao, pH từ 3,2 - 3,5. Mức độ ngập úng không cao, từ 0,6 - 0,8m kéo dài 2 - 3 tháng.
2 - Kỹ thuật làm đất
- Xử lý dự bị: Chia làm 2 loại:
+ Loại 1: Thành phần thảm thực vật gồm có cỏ năng, cỏ ống, cỏ bàng, cỏ mồm dày hoặc thưa, nhưng độ cao không quá 1m có thể xử lý hoặc không xử lý trước khi làm đất hoặc tuỳ theo điều kiện kinh tế.
+ Loại 2: Thành phần chủ yếu là Ðưng, Tràm Gió, Mua, Choại, Dớn và một số loại dây leo khác, dày hoặc từng đám. độ cao lớp thảm < 0,7 m, thì nhất thiết phải xử lý thực bì trứơc khi làm đất. Thời gian xử lý thực bì khoảng tháng 4 - tháng 5. Có thể làm bằng máy hoặc thủ công.
- Làm đất:
+ Lên líp cao hoặc thấp: Tạo líp rộng 5 - 6m, cao 0,3 - 0,5 m, kênh rộng 4 - 5m ( bằng thủ công ). Cao 0,1 - 0,2m, rộng 3 - 4m, kênh rộng 1,5 - 2,5m ( bằng máy Challengern "2step" ) hoặc sử dụng mặt đất tự nhiên, chỉ tạo hệ thống rãûnh thoát sâu 0,5m, rộng 1,5m, cách nhau khoảng 10m bằng máy đào ( Excavator )
+ Không lên líp: Cày lật đất toàn diện 2 lần bằng máy đào 3 chảo vào đầu mùa khô khi đất không bị lầy hoặc không cày trồng trên nền đất tự nhiên tuỳ từng điều kiện kinh tế,
3 - Kỹ thuật chọn cây con
- Cây rễ trần ( Tràm ta ) cây cao từ 0,8 - 1m, đường kính cổ rễ >1cm, hệ rễ phát triển tốt, cây không bị cụt ngọn, tuổi cây khoảng 9 tháng tới 1 năm, trước khi trồng nhất thiết phải ngâm trong nước chảy, có mái che khoảng 7 - 10 ngày cho hệ rễ mới sinh phát triển dài 2 - 3cm, chú ý bảo vệ hệ rễ khi vận chuyển, có thề trồng trước và sau mùa lụt.
- Cây ươm trong túi bầu ( Tràm Uùc ): cây cao tối thiểu khoảng 30 cm, thân đã hoá gỗ, đường kính cổ rễ > 4mm, không sâu bệnh, cụt ngọn, hệ rễ phát triển tốt, tuổi cây 2 tháng trở lên, trồng sau mùa lụt.
4 - Mật độ trồng:
- Tràm Uùc nên trồng mật độ 10.000 - 15000 cây /ha, khoảng cách 1mx 0,7m
- Tràm ta: trồng mật độ 20000 cây /ha
5 - Thời vụ trồng:
- Trồng cây trước màu lụt:chỉ nên áp dụng với Tràm ta nơi không lên líp được, Tràm Uùc cũng có thể trồng trong khoảng thời gian naỳ với những nơi đã được lên líp cao.
- Trồng sau màu lụt với cả 2 loại tràm, khi mực nước rút còn khoảng 50 cm so với mặt đất. Tràm Uùc trong bầu nên trồng khi nước rút hẳn, khi đất còn ẩm, tránh vỡ bầu.
6 - Kỹ thuật trồng:
- Khi trồng nên dùng nọc hay bay để tạo lỗ đặt cây, trồng xong phải dậm nhẹ xung quanh hố để cây đứng thẳng và rễ cây tiếp xúc với đất.
- Cây rễ trần: Cắm bộ rễ gọn theo chiều dài rễ ây, xong dậm xung quanh cho cây đứng thẳng trong nước.
7 - Chăm sóc:
- Sau 15 - 20 ngày kiểm tra thấy tỉ lệ sống dưới 80 % phải trồng dặm.
- Không cần phải làm cỏ vun đất trong 2 - 3 năm đầu vì mật độ cây trồng rất dày.
- Khi rừng định hình ( hơn 3 năm ) có thể phát dây leo,cây bụi, tỉa cành thấp tạo cho thân chính sinh trưởng.
8 - Phòng chóng cháy rừng
- Thiết lập hệ thống kênh để phân chia lô trồng sao cho diện tích khu rừng trồng khoảng 20 - 25ha, bề rộng kênh khaỏng 4m, sâu 2m, bờ kênh rộng khoảng 5m và nên trồng cây khác với cây trồng trong lô.
- Hướng chiều dài của lô nên vuông góc vơi hướng chính trong mùa khô
- Phát sạch cỏ 2 bên bờ kênh vào màu khô
- Nên lắp cửa thoát nước các kênh vào cuối mùa lũ để duy trì độ ẩm của lòng kênh
- Lập đường ranh cản lửa, chòi canh
- Chuẩn bị dụng cụ, máy bơm vật liệu khác để chống cháy
- Tuần tra canh gác
9 - Phòng chống sâu bệnh
- Có khoảng 12 loài côn trùng gây hại chủ yếu cho cây, nhất là Xén tóc đục thân cây Tràm tươi, nhóm sâu hại ngọn tràm non và sâu cuốn lá tràm.Ngoài việc trồng hỗn giao, chú ý chăm sóc cây có sức đề kháng cao, chú ý đến biện pháp phòng chống sâu bệnh hại ở vườn ươm nhằm hạn chế sâu bệnh là cần thiết.
- Phòng chống chuột:
+ Ở vườn ươm nên dùng bao nylon rào bao quanh vườn cao khoảng 80 cm, đặt bẫy và dùng thuốc chuột
+ Ở ngoài rừng nên phát sạch cỏ, cây bụi và những nơi trú ngụ của chuột xung quanh rừng. Nên kết hợp ác biện pháp: cơ học, hoá học, sinh học để phòng chống chuột
KS. PHÙNG CẨM THẠCH
Nguồn: Internet