Là thức uống giúp kéo dài tuổi thọ, nước mía lại đại kỵ với những nhóm người như này
10:30 - 01/07/2024
Nước mía được mệnh danh là “thần dược” giúp kéo dài tuổi thọ nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức loại thức uống này một cách thoải mái và an toàn. Dưới đây là những nhóm người không nên uống nước mía kẻo“rước họa vào thân”.
Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, cà phê ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông lên đỉnh mới
Giá tiêu bật tăng, Bà Rịa Vũng Tàu bất ngờ thu mua tiêu với giá lên hàng cao nhất Tây Nguyên
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Nước mía đại kỵ với người mắc bệnh tiểu đường
Nước mía chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, chủ yếu là sucrose, fructose và glucose. Khi uống nước mía, các loại đường này nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây nguy hiểm cho người bị tiểu đường.
Lượng đường trong máu cao không kiểm soát cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương thần kinh, suy thận, mù lòa... Do đó, bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không nên uống nước mía.
Người có hệ tiêu hóa kém
Nước mía có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... Vì vậy, những người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa nên tránh uống nước mía.
Ngoài ra, nước mía thường được ép và bán ở các quán vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa kém, dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây bệnh.
Phụ nữ mang thai
Nước mía chứa hàm lượng đường cao nên có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, như sinh non, thai nhi quá lớn, tăng huyết áp, tiền sản giật...
Việc uống nhiều nước mía cũng có có thể dẫn đến tăng cân quá mức trong thai kỳ. Tăng cân quá nhiều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, đau lưng, khó thở...
Người bị bệnh thận
Nước mía chứa nhiều đường và các chất khác, khi vào cơ thể sẽ tạo gánh nặng cho thận trong quá trình lọc và đào thải. Điều này có thể làm suy giảm chức năng thận và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, nước mía chứa một lượng lớn kali. Đối với người bị bệnh thận, đặc biệt là suy thận, khả năng lọc và đào thải kali của thận bị suy giảm. Việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu, gây ra các triệu chứng như yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim.
Nước mía đại kỵ với người đang uống thuốc
Nước mía có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu bạn đang uống thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía.
Như vậy, nước mía không chỉ giải khát trong mùa hè hiệu quả mà còn là thức uống ngon và bổ dưỡng. Song, không phải ai cũng có thể thưởng thức nước mía một cách thoải mái. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ nếu muốn uống nước mía.