Lâm Đồng: Ngành chức năng nói gì về hành vi khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ giả khoai tây Đà Lạt?

Lâm Đồng: Ngành chức năng nói gì về hành vi khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ giả khoai tây Đà Lạt?

17:52 - 27/09/2024

Theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), mặt hàng khoai tây nhập khẩu tại địa bàn trong thời gian qua được quản lý nghiêm, hàng nhập vào và xuất đi không thay đổi về hình thái, màu sắc, nhãn hàng hóa, chưa phát hiện hành vi trộn đất, dán nhãn giả mạo thành khoai tây Đà Lạt.

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Liên quan đến tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập về tỉnh Lâm Đồng và dán nhãn "nông sản Đà Lạt" mà Dân Việt đã thông tin qua bài viết Điều tra dấu hiệu dán tem “nông sản Đà Lạt” vào khoai tây Trung Quốc, ngày 6/9, Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt cho biết đã đề xuất các ngành chức năng giám sát chặt chẽ việc kinh doanh nông sản nhập khẩu trên địa bàn. 

 
Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt nói gì về tình trạng khoai tây Trung Quốc bị trộn đất đỏ? - Ảnh 1.
 

Công an tỉnh Lâm Đồng tiến hành kiểm tra 8 điểm kinh doanh rau, củ, quả và phát hiện có nhiều vi phạm. Ảnh: CTV.

Theo Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt, tình trạng hàng nông sản nhập khẩu, trong đó chủ yếu là mặt hàng khoai tây Trung Quốc được nhập khẩu về TP. Đà Lạt để giả mạo nông sản Đà Lạt xuất hiện từ năm 2012-2013. TP. Đà Lạt đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý quyết liệt hành vi nêu trên. 

Đến giai đoạn 2017 – 2018, vì lợi nhuận tương đối cao, sản lượng khoai tây Đà Lạt không đủ cung cấp quanh năm cho thị trường nên một số tiểu thương tiếp tục nhập hàng khoai tây nhập khẩu về đề kinh doanh. UBND TP. Đà Lạt tiếp tục chỉ đạo các ngành thành phố đã kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt nói gì về tình trạng khoai tây Trung Quốc bị trộn đất đỏ? - Ảnh 2.

Khoai tây Trung Quốc được trộn đất đỏ rồi "phù phép" thành khoai tây Đà Lạt, bán với giá cao hơn.

Trong năm 2018, ngành chức năng TP. Đà Lạt đã xử lý 3 trường hợp có hành vi trộn đất vào khoai tây Trung Quốc để "mạo danh" khoai tây Đà Lạt. Các cá nhân còn bị xử phạt vì hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định; gian lận hàng hóa...

Ông Nguyễn Đức Cứ - Trưởng phòng Kinh tế TP. Đà Lạt cho biết, từ năm 2018 đến thời điểm hiện tại, mặt hàng khoai tây nhập khẩu tại địa bàn Đà Lạt cơ bản được quản lý nghiêm. Đối với chợ nông sản Đà Lạt, lực lượng chức năng đã kiểm soát nghiêm ngặt đầu vào và đầu ra, tuyệt đối không nhập, kinh doanh mặt hàng nông sản nhập ngoại. Ngoài ra, thường xuyên tăng cường công tác quản lý nên tình trạng giả mạo nông sản Đà Lạt trên địa bàn hạn chế triệt để. Đa số các vựa chuyển về kinh doanh ở địa bàn các huyện khác và ngoài tỉnh.

Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt nói gì về tình trạng khoai tây Trung Quốc bị trộn đất đỏ? - Ảnh 3.

Công an TP. Đà Lạt tạm giữ nhiều tấn khoai tây khi đang trộn đất đỏ Đà Lạt vào năm 2018.

"Địa bàn thành phố còn một số vựa nhỏ (kinh doanh ngoài chợ nông sản Đà Lạt) có nhập khẩu khoai tây Trung Quốc về để đáp ứng nhu cầu bạn hàng ngoài tỉnh vào những tháng mà Đà Lạt không có sản lượng khoai tây, với số lượng và tần suất không nhiều. Các lô hàng đều đảm bảo hóa đơn chứng từ hợp lệ, được các ngành TP. Đà Lạt phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (thuộc Sở NNPTNT) lấy mẫu đều đạt yêu cầu, hàng nhập vào và xuất đi không thay đổi về hình thái, màu sắc, nhãn hàng hóa, chưa phát hiện hành vi trộn đất, dán nhãn giả mạo thành khoai tây Đà Lạt", ông Nguyễn Đức Cứ thông tin.

Trước thực trạng trên, Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt đã đề xuất UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chợ tại chợ Nông sản Đà Lạt. Kiểm soát chặt chẽ quy trình nhập hàng, xuất hàng ra vào chợ nông sản, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tiểu thương kinh doanh nông sản có nguồn gốc xuất xứ ngoài Đà Lạt – Lâm Đồng.

Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt nói gì về tình trạng khoai tây Trung Quốc bị trộn đất đỏ? - Ảnh 4.

Nhiều tấn khoai tây không rõ nguồn gốc được cơ quan chức năng phát hiện tại các cơ sở kinh doanh ở 2 huyện Đức Trọng, Đơn Dương. Ảnh: CTV.

Đối với các phường, xã thì tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh nông sản trên địa bàn. Trường hợp phát hiện kinh doanh nông sản ngoại nhập thì kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho Phòng Kinh tế thành phố để phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy định.

Đặc biệt, Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế, Chi cục Thuế khu vực Đà Lạt – Lạc Dương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh nông sản nhập ngoại giả mạo nông sản Đà Lạt. Đồng thời, chỉ đạo các đội nghiệp vụ thường xuyên chủ động trinh sát nắm tình hình, phát hiện, xử lý các cơ sở kinh nông sản kinh doanh sai quy định, giả mạo thương hiệu, gian lận thương mại.