Làm giàu với mô hình nuôi chim công

Làm giàu với mô hình nuôi chim công

09:28 - 11/06/2022

Nông nghiệp Việt Nam với nhiều mô hình làm giàu độc đáo, trong số mô hình nuôi chim công giúp anh Nguyễn Văn Phương tỉnh Hải Dương lãi hơn nửa tỷ đồng/năm.

Quy định về một chỉ tiêu kháng sinh của Nhật Bản nghiêm gấp 10 lần thị trường khác, doanh nghiệp thủy sản Việt lo ngại
Giá lợn hơi tiếp tục diễn biến tốt, đã có địa phương lên mức 64.000 đồng/kg
Bảo vệ lúa hè thu trước nắng hạn và xâm nhập mặn
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu
Trồng rừng cây gì mà một ông nông dân Cà Mau thành tỷ phú

Trang trại nuôi chim công của anh Nguyễn Văn Phương địa chỉ tại xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương có diện tích lên đến 4.000m2.

 

Theo anh Phương, việc nuôi chim công cũng không quá phức tạp nếu người nuôi nắm được những quy trình nhất định. Đặc biệt khâu giữ vệ sinh chuồng, máng thức ăn uống luôn phải sạch sẽ. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chuyên trị với loài công, do vậy khi chim bị bệnh thì đều dùng thuốc của gà để chữa.

 

Có một công việc ổn định, tuy nhiên sau một thời gian công tác, anh nhận thấy công việc không phù hợp với bản thân. Anh quyết định bỏ việc về quê làm nông dân. Sau nhiều thử nghiệm với nhiều giống vật nuôi hoang dã, cuối cùng anh Phương lựa chọn chim công làm hướng phát triển.

 

Trang trại nuôi chim công hiện nay có hàng chục đôi chim sinh sản, tuy nhiên chăm sóc chỉ cần 2 vợ chồng anh Phương vì không tốn quá nhiều công sức.

 

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng về chim giống, chủ trại đã đầu tư máy ấp trứng cho ra lò hàng trăm con giống đảm bảo chất lượng. Đối với loại chim công giống sẽ được tách nuôi riêng theo từng độ tuổi, thuận tiện cho việc chăm sóc, kiểm tra.

 

Theo giá bán tại trang trại của anh Phương, hiện giá chim công giống (đạt một tháng tuổi, đã được tiêm vacxin) đắt nhất là công má vàng với giá 3,5 triệu đồng/con, chim công trắng có giá 2,5 triệu đồng/con và chim công xanh có giá 1 triệu đồng/con. Với quy mô hiện tại mỗi năm anh thu lãi tầm 500 triệu đồng.

 

Với kinh nghiệm chăm sóc chim công nhiều năm, chủ trại nhận định, chim công với bộ lông vũ độc đáo thường tự vệ sinh bằng cách “tắm cát”. Chính vì vậy bà con nên rải cát trong chuồng chim, dọn vệ sinh thường xuyên thì sau vài năm mới cần thay cát. Hiện nay chim công trắng Ấn Độ giống có giá 1 triệu đồng/con, đối với chim bố mẹ có giá khoảng 10 triệu đồng/con.

 

Là loài chim có tên trong sách đỏ Việt Nam, đẹp nhất trong họ nhà chim và có ý nghĩa phong thủy, nên chim công tên gọi khác là khổng tước được rất nhiều người muốn nuôi.

 

Thức ăn cho chim công cũng không quá khó khăn, thông thường bà con có thể cho chim ăn theo chế độ cám gà (theo từng giai đoạn bé đến lớn).

 

Để chim công phát triển tốt, mầu sắc bộ lông rõ đẹp, anh Phương nhận định thức ăn đóng vai trò quan trọng. Bà con cần bổ sung thức ăn thêm nhiều chất, vitamin, rau xanh và không thể thiếu thịt bò (nguồn protein quan trọng) giúp chim đầy đủ sức khoẻ và dinh dưỡng sẽ sinh sản tốt.

 

Anh Phương khuyến cáo, chim công là loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam nên trước khi có ý định nuôi, người mua phải tìm hiểu mua giống tại các cơ sở được Chi cục kiểm lâm tỉnh cấp phép, việc nuôi dưỡng cũng phải đăng ký để tránh vi phạm pháp luật.

 

Theo anh Phương giai đoạn chim non luôn cần sự chăm sóc cẩn thận, sức đề kháng còn yếu, nếu bà con chưa có kinh nghiệm chăn nuôi cần nghiên cứu kỹ thuật, tập tính. Đồng thời nên chọn mua cặp chim công đạt 1 năm tuổi thì sức đề kháng tự nhiên rất cao, lúc này chim công gần như sẽ không còn mắc bệnh nữa.

 

Nguồn: Internet