Loại trái cây

Loại trái cây "vua" đang có nguy cơ vỡ quy hoạch, cử tri Tiền Giang đề nghị ngành chức năng giám sát, quản lý chặt

13:31 - 07/08/2024

Hiện nay, việc phát triển diện tích cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vượt rất cao so với quy hoạch (hiện có 22.000 ha/12.000 ha quy hoạch theo Quyết định 633 ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh) dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch trồng lúa, “điệp khúc” cung vượt cầu, được mùa, mất giá.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Sáng 19/7, Kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Tại phiên họp, các đại biểu thảo luận nhiều vấn đề cử tri quan tâm trong thời gian qua, trong đó có vấn đề phát triển diện tích cây sầu riêng.

 

Hiện nay, việc phát triển diện tích cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh vượt rất cao so với quy hoạch (hiện có 22.000 ha/12.000 ha quy hoạch theo Quyết định 633 ngày 13-3-2018 của UBND tỉnh) dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch trồng lúa, “điệp khúc” cung vượt cầu, được mùa, mất giá. 

Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng mã số vùng trồng chưa chặt chẽ, chất lượng cây giống, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có dư lượng chất cấm vượt quá quy định, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng... đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trái cây, nhất là trái sầu riêng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, cũng như ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chính ngạch và tiêu thụ sản phẩm; người dân khó thu hồi vốn do chi phí đầu tư ban đầu của người dân là rất lớn... Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thực trạng và các giải pháp để giải quyết hiệu quả các vấn đề trên.

Diện tích sầu riêng vượt quy hoạch

Giải trình về nội dung trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, theo quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì định hướng đến năm 2030 diện tích trồng sầu riêng của tỉnh đạt khoảng 20.000 ha, sản lượng 300.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay diện tích sầu riêng của tỉnh khoảng 22.000 ha, đã vượt 2.000 ha so với quy hoạch đến năm 2030.

Loại trái cây "vua" đang có nguy cơ vỡ quy hoạch, cử tri Tiền Giang đề nghị ngành chức năng giám sát, quản lý chặt- Ảnh 1.

HTX DVNN Phú An khảo sát lập hồ sơ mã số vùng trồng vườn sầu riêng của hộ dân ở ấp 1, xã Phú An, huyện Cai Lậy.

Nguyên nhân do những năm gần đây, giá sầu riêng luôn ở mức cao, người trồng sầu riêng có lợi nhuận rất nhiều. Tuy nhiên, việc tăng diện tích sầu riêng một cách ồ ạt, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, cung vượt quá cầu và nghiêm trọng hơn là nguy cơ dẫn đến thiệt hại nếu mở rộng diện tích trồng sầu riêng tại các vùng có điều kiện canh tác không phù hợp như: Nhiễm phèn, vùng không chủ động được tưới, tiêu…

Trước tình hình sầu riêng gia tăng diện tích như trên, ngành Nông nghiệp đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp để quản lý quy hoạch đối với cây trồng này, cụ thể: Tuyên truyền vận động các địa phương chỉ chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng theo đúng quy hoạch tại Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”, Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang” và Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND tỉnh.

Đồng thời, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang” để khuyến cáo người dân chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thích nghi với điều kiện đất đai, nước tưới, phù hợp với quy hoạch và theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Ngành chức năng đã thực hiện lấy 500 mẫu đất xác định tầng sinh phèn, xác định vùng thích nghi của cây sầu riêng khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, làm cơ sở khuyến cáo người dân chuyển đổi mang lại hiệu quả cao và bền vững; đã phổ biến bản đồ vùng thích nghi của cây sầu riêng tại vùng Đề án để các địa phương thực hiện.

Mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên phát triển sầu riêng một cách ồ ạt, vượt quy hoạch, đặc biệt là những vùng đất không phù hợp với đặc tính của cây sầu riêng; tuy nhiên, vì lợi nhuận quá cao, vì sự quản lý việc sử dụng đất (chuyển đất lúa sang cây ăn trái) ở chính quyền cơ sở còn lỏng lẻo, có một số nơi buông lỏng cho nông dân chuyển đổi, dẫn đến tình trạng diện tích sầu riêng vượt quy hoạch đến năm 2030 (22.000 ha/20.000 ha).

Quản lý chặt chẽ hơn

Đến thời điểm hiện tại, mã số vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu được phê duyệt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 404 mã số với diện tích 24.995 ha, trong đó có 155 mã số vùng trồng sầu riêng diện tích trên 6.927 ha. 

Về phát triển cây sầu riêng, ngành Nông nghiệp Tiền Giang đã xác định vùng thích nghi của cây sầu riêng khu vực phía Bắc Quốc lộ 1; đồng thời, đã tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng để khuyến cáo người dân chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thích nghi với điều kiện đất đai, nước tưới, phù hợp với quy hoạch.

Loại trái cây "vua" đang có nguy cơ vỡ quy hoạch, cử tri Tiền Giang đề nghị ngành chức năng giám sát, quản lý chặt- Ảnh 2.

Nông dân chuyển đổi từ đất lúa sang trồng sầu riêng. Ảnh: MINH THÀNH

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng đã lập và triển khai 2 đề án là Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025” và Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang”. Đồng thời, hằng năm, UBND tỉnh cũng có ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

Như vậy, cơ sở khoa học và định hướng phát triển đã có. Ngành Nông nghiệp tỉnh nhà đề nghị nhân dân cần tuân thủ khuyến cáo của các nhà khoa học cũng như của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, chính quyền các cấp cần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai, tuyệt đối không để nông dân trồng sầu riêng trên nền đất lúa hay vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp (có kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm); đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành tốt những chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển cây ăn trái.

Đối với việc quản lý, sử dụng mã vùng trồng: Tiếp tục quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng theo phân công phân cấp, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 - 2025.

Tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm tra liên ngành về sử dụng mã số vùng trồng, tình hình liên kết thu mua, tiêu thụ nông sản trên địa bàn; kiên quyết đề nghị tạm dừng, thu hồi hoặc hủy mã số các vùng trồng không tuân thủ các yêu cầu, điều kiện về duy trì mã số vùng trồng, các trường hợp gian lận mã số để giữ uy tín ngành hàng sầu riêng của tỉnh.