Lợi ích với trồng xen với các cây họ đậu

Lợi ích với trồng xen với các cây họ đậu

20:21 - 22/05/2022

Xen canh từ xưa được nông dân MNPB áp dụng với mục đích để thu hoạch được cả hai loại cây trồng, là cây trồng xen (thường các loại đậu, bầu bí) và cây trồng chính (ngô, lúa, sắn). Ít phổ biếnhơn, nông dân cũng trồng xen cây lương thực hàng năm (lúa, ngô, đậu, sắn …) với các cây lâu năm (chủ yếu là các loại cây ăn quả và chè). Ngày nay, do sự

Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Hướng dẫn tự trồng sen Nhật mini đơn giản

Nhằm mục tiêu để: (i) sản xuất sinh khối làm vật liệu che phủ bề mặt đất, bảo vệ đất khỏi xói mòn, (ii) làm giầu dinh dưỡng và cải tạo đất nhờ việc cố định đạm của các cây họ đậu, và (iii) tạo thêm nguồn thu nhập cho nông hộ, trong các năm qua, kỹ thuật trồng xen đã được nghiên cứu cải tiến và thúc đẩy mở rộng ứng dụng ở MNPB (Phạm Thị Sến và ctv, 2015). Các loại đậu khác nhau (đậu đen, đậu xanh, đậu nho nhe, đậu tương, lạc) hoặc các cây hàng năm khác được khuyến cáo trồng xen vào ngô, lúa nương, sắn, cây ăn quả, cà phê hoặc chè. Mật độ cây trồng chính thường được giữ nguyên như khi không có trồng xen, nhằm đảm bảo thu nhập từ cây trồng chính không bị giảm. Mật độ của cây trồng xen cần đủ dày để tạo thành một “lớp phủ sống”.

Lợi ích/tác động chính:
Theo các kết quả nghiên cứu (Lê Quốc Doanh và ctv., 2005; Oleg Nicetic và ctv., 2011; Phạm Thị Sến và ctv, 2015), dưới đây là những lợi ích chính của việc ứng dụng kỹ thuật trồng xen:

– Tăng lượng sinh khối che phủ đất, giảm xói mòn đất và rửa trôi phân bón và chất hữu cơ từ đất, như vậy có thể góp phần giảm phát thải KNK;

– Từng bước cải thiện cấu trúc và độ phì nhiêu của đất (nhờ sinh khối của cây che phủ và việc cố định đạm bởi các cây trồng xen họ đậu), giúp cây trồng sinh trưởng mạnh khỏe, chống chịu được tốt hơn với các biến động về thời tiết;

– Tăng thu nhập và lợi nhuận kinh tế cho các hộ gia đình thông qua việc tạo thêm thu nhập từ cây trồng xen và tăng năng suất của cây trồng chính, giảm dần nhu cầu đầu tư về phân bón.Kỹ thuật trồng xen ở khu vực miền núi phía Bắc đã từng được nông dân áp dụng rộng rãi với mục đích thu hoạch cả cây trồng xen (chủ yếu là cây họ đậu và bầu bí) và cây trồng chính (ngô, sắn, lúa nương). Ít phổ biến hơn là việc trồng xen giữa cây lương thực ngắn ngày (lúa nương, sắn, ngô, cây họ đậu) với các loại cây dài ngày (cây ăn quả hay chè). Tại Sơn La, một số nông dân trồng xen ngô với xoài hay mận, trong khi đó tại Điện Biên, đậu và ngô lại được trồng xen với cà phê hoặc chè. Ngày nay, do việc áp dụng thâm canh và cơ giới hóa trong sản xuất nên việc ứng dụng trồng xen trở nên rất hạn chế.
Một số đề tài/dự án đã đầu tư nghiên cứu thiết kế, trình diễn và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng xen. Chẳng hạn như dự án Tây Bắc, hợp tác giữa ACIAR-NOMAFSI (2009- 2013), đã thử nghiệm và khuyến cáo điều chỉnh khoảng cách giữa các hàng ngô và mật độ khác nhau của các cây họ đậu trồng xen trong ngô (hình 5), với mục tiêu duy trì mật độ và năng suẩt cây ngô (cây trồng chính) trong khi vẫn có thể thu nhập từ cây trồng xen..

Một số cây họ đậu khác nhau, như đậu đen, đậu xanh, đậu nho nhe được thử nghiệm và khuyến cáo cho nông dân áp dụng trồng xen với ngô. Thời điểm gieo trồng các cây trồng xen cũng được thử nghiệm và khuyến cáo: cùng thời điểm trồng ngô, hoặc có thể gieo cây trồng xen một tháng sau khi trồng ngô, hoặc một tháng trước khi thu hoạch ngô, tùy thuộc đặc điểm của cây trồng xen và mục đích chính của việc trồng xen (để thu hoạch cây trồng xen hay chủ yếu để cải tạo đất). Khi mục tiêu chính là để cải tạo đất (đối với đất xấu và có độ phì thấp) thì mật độ cây trồng xen dày hơn và cần sử dụng các giống cây trồng xen có khả năng cho sinh khối lớn và/hoặc cố định đạm tốt hơn.

Trồng xen cây họ đậu với ngô khi mật độ hàng ngô được điều chỉnh.
Trồng xen cây họ đậu với ngô khi mật độ hàng ngô được điều chỉnh.

Kỹ thuật cải tiến để trồng xen các loại cây ngắn ngày với sắn, chè và cà phê cũng đã được Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phát triển và phổ biến cho nông dân ứng dụng, bao gồm:

– Lạc xen sắn: Trồng lạc và sắn vào cùng thời điểm (vụ Xuân). Mật độ sắn được giữ nguyên như khi trồng thuần sắn (hàng cách hàng và cây cách cây 1 m). Hai hàng lạc được trồng ở giữa mỗi hai hàng sắn, mỗi hốc tra 2 hạt lạc, khoảng cách giữa các hốc trồng lạc là 15- 20 cm (trong thực tế nông dân có thể gieo trồng lạc với mật độ khác khác nhau).

– Đậu nho nhe xen sắn: Sắn được trồng như khi trồng thuần sắn, đậu nho nhe được gieo sau, khi chắc chắn có mưa đủ để hạt đậu có thể nảy mầm và phát triển tốt. Gieo đậu nho nhe thành 1 hàng giữa mỗi hai hàng sắn, trong các hốc nhỏ, khoảng cách giữa các hốc từ 30- 40 cm. Gieo 2-3 hạt/hốc (các nông hộ có thể sử dụng mật độ và thời gian gieo đậu nho nhe khác nhau).

– Đậu các loại, ngô, lúa nương trồng xen với cây dài ngày (cây ăn quả, chè và cà phê): Không thay đổi mật độ cây dài ngày, cây trồng xen được trồng vào mùa mưa, trong những năm đầu (ở giai đoạn kiến thiết cơ bản) khi cây trồng chính còn nhỏ, vào giữa các hàng của cây trồng chính.Một số chương trình/ dự án của nhà nước đã hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng xen và cung cấp một số hỗ trợ cần thiết để nông dân ứng dụng kỹ thuật này. Danh sách một số địa phương được ghi nhận có ứng dụng kỹ thuật trồng xen được thể hiện tại bảng 1.

Những rào cản chính cản trở việc mở rộng ứng dụng thực hành trồng xen:
– Cần nhiều lao động hơn so với canh tác thông thường (cần đầu tư lao động cho việc trồng và quản lý cây trồng xen);
– Khi trồng xen, công tác bảo vệ thực vật khó khăn và phức tạp hơn, đặc biệt là đối với cây trồng xen. Quản lý dịch hại không tốt thường dẫn đến thất thu của cây trồng xen, và cũng có thể làm tăng vấn đề sâu bệnh hại đối với cây trồng chính;
– Thiếu các giống cây trồng phù hợp để trồng xen (để trồng xen trên đất dốc MNPB thường đòi hỏi các giống chịu hạn tốt);
– Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây trồng xen chưa phát triển, nông dân khó tiêu thụ được sản phẩm từ cây trồng xen.

Bảng 1: Thực hành trồng xen được ứng dụng tại một số địa phương

 Địa điểmNgười ứng dụngNăm(*)Diện tích (ha)Loại cây trồng
 Tỉnh Điện Biên
1Huyện Tủa ChùaHộ gia đình200550Đậu xen ngô trên đất dốc
2Huyện Tuần GiáoHộ gia đình200550Đậu xen ngô hoặc sắn trên đất dốc
3H. Mường ẢngHộ gia đình200520Đậu xen ngô hoặc cà phê trên đất dốc
4Tp Điện BiênHộ gia đình200050Đậu xen ngô trên đất bằng
 Các hoạt động đang triển khai  (Dự án ICRAF)
 
5
Huyện Tủa Chùa và Tuần Giáo 
9 Hộ gia đình
 
2011-2016
 
4
Đậu xen chè trên đất dốc; Ngô, đậu tương xen cây ăn quả trên đất dốc
 Tỉnh Sơn La
1Huyện Phù YênHộ gia đình2006120Lạc xen sắn đất dốc
2Huyện Mai SơnHộ gia đình2006100Lạc xen sắn đất dốc
3H. Sốp CộpHộ gia đình200850Lạc xen sắn đất dốc
 
4
 
H. Mộc Châu
Hộ gia đình 
2000
 
100
Ngô, dong giềng xen mận (trong vườn và trên đất dốc);

 

     Đậu xen sắn hoặc chè đất dốc;
Cây ăn quả xen cà phê.
5H. Yên ChâuHộ gia đình2000100Ngô xen xoài (trong vườn và trên đất dốc).
 Các hoạt động hiện đang triển khai (dự án địa phương, dự án CIRAD –NOMAFSI, dự án ACIAR-NOMAFSI và dự án ICRAF).
6H. Mai Sơn (xã Chiềng Ban)NOMAFSI2010-20131.5Đậu xen ngô, cà phê và chè trên đất bằng và đất dốc
7H. Mai Sơn (xã Cò Nòi)2 Hộ gia đình20130.5 
 
8
H.Mộc Châu (xã Mường Sang, xã Phiêng Luông)3 Hộ gia đình 
2010-2013
 
0.5
 
Đậu xen ngô trên đất bằng và đất dốc
 
9
H. Yên Châu (xã Chiềng Đông)5 Hộ gia đình 
2011-2013
 
1
 
Đậu xen ngô trên đất dốc
10H. Mai Sơn (dự án ICRAF)6 Hộ gia đình2011 – 2016 Ngô, đậu xen cây ăn quả
 Tỉnh Yên Bái
 
1
Huyện Văn Yên (các xã Đông Cuông, Báo Đáp, Na Hậu)Hộ gia đình 
2004
 
200
Đậu xen sắn trên đất dốc
2H. Lục YênHộ gia đình2006100Đậu xen sắn trên đất dốc
 
3
H. Văn Chấn (các xã Sơn Thịnh, Suối Bu, Suối Giàng)Hộ gia đình 
2006
 
50
Đậu xen sắn trên đất dốc
4H. Văn YênHộ gia đình200350Đậu xen sắn trên đất dốc
5H. Văn ChấnHộ gia đình200050Đậu xen sắn trên đất dốc
 Các hoạt động hiện đang triển khai (dự án CIRAD-NOMAFSI và dự án ICRAF)
 
6
H. Văn Chấn (xã Suối Giàng dự án CIRAD- NOMAFSI)12 Hộ gia đình 
2011-2013
 
1.5
 
Đậu xen ngô trên đất dốc
7H. Văn Chấn (dự án ICRAF)3 Hộ gia đình2011 – 2016 Ngô, cỏ xen cây ăn quả trên đất dốc
(*) Diện tích được thống kê tại năm trong bảng. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại diện tích và tình hình ứng dụng có thể khác.

 

Hình 2: Dòng trên: Lạc (trái) và đậu nho nhe (phải) xen với sắn
Dòng dưới: Đậu tương xen ngô theo hàng đơn (trái )và hàng kép (phải)

 

Nguồn: Internet