Malaysia bất ngờ tăng mua tinh bột sắn của Việt Nam, sức mua tăng 2.049%

Malaysia bất ngờ tăng mua tinh bột sắn của Việt Nam, sức mua tăng 2.049%

08:31 - 16/08/2024

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Malaysia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1.270 tấn, trị giá 656.250 USD, tăng 1.643% về lượng và tăng 2.049% về trị giá so với tháng 6/2023.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 6/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2023, nhưng mức giảm đã thấp hơn so với tháng trước. 

 

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 6/2024, Việt Nam xuất khẩu được 141.220 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 68,24 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và tăng 31,7% về trị giá so với tháng 5/2024.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,38 triệu tấn, trị giá 630,29 triệu USD, giảm 7,7% về lượng, nhưng tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, do giá xuất khẩu tăng.

Theo đó, tháng 6/2024, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 483,2 USD/tấn, tăng 10,5% so với tháng 5/2024 và tăng 4,4% so với tháng 6/2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 454,7 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trong tháng 6/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 87,88% về lượng và chiếm 88,52% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 124.110 tấn, trị giá 60,4 triệu USD. 

Một nước Đông Nam Á bất ngờ tăng mua một loại tinh bột của Việt Nam, sức mua tăng 2.049%- Ảnh 1.
 

Người dân thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa, Cao Bằng) thu hoạch sắn nguyên liệu. Ảnh: Báo Cao Bằng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 569,05 triệu USD, giảm 6,1% về lượng, nhưng tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. 

Đáng chú ý, theo Cục Xuất nhập khẩu, một thị trường trong khu vực Đông Nam Á đang có dấu hiệu tăng mua sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 6/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Malaysia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1.270 tấn, trị giá 656.250 USD, tăng 1.643% về lượng và tăng 2.049% về trị giá so với tháng 6/2023. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia 10.920 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 5,74 triệu USD, tăng 69,6% về lượng và tăng 79,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. 

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, mặc dù lượng sắn xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đáng chú ý là các thị trường như Đài Loan và Malaysia. 

Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 1,2 triệu tấn sắn lát, với trị giá 314,98 triệu USD. Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia là 4 thị trường cung cấp sắn lát cho Trung Quốc.  

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 271.810 tấn, với trị giá 71,09 triệu USD, giảm 38,5% về lượng và giảm 40,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. 

Thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 22,58% trong tổng lượng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, cao hơn so với mức 12,25% của 5 tháng đầu năm 2023. 

Đối với sản phẩm tinh bột sắn, trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 1,56 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 840,91 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và tăng 30,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Indonesia. Thái Lan là thị trường lớn thứ nhất cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc, trong khi đó, Việt Nam là thị trường lớn thứ hai cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc, với 576.580 tấn, với trị giá 301,2 triệu USD, tăng 23,8% về lượng và tăng 43,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. 

Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam chiếm 36,86% trong tổng lượng tinh bột sắn nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 34,0% của 5 tháng đầu năm 2023. 

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu tinh bột sắn từ Lào, Campuchia, Indonesia, Brazil. Thị phần tinh bột sắn của Lào, Campuchia, Indonesia trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023. 

"Tại thị trường Trung Quốc, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào, Campuchia và Indonesia. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm để duy trì xuất khẩu và giữ vững thị phần tại thị trường này", Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo.