Mít Thái, từ cây

Mít Thái, từ cây "hái ra tiền" đến nỗi lo gánh nợ

14:32 - 17/01/2022

Việc hàng nghìn xe chở mít Thái bị ùn ứ ở các cửa khẩu khiến giá mít Thái giảm sâu có lẽ chỉ là "giọt nước tràn ly" để báo trước sự thoái trào của phong trào trồng mít Thái.
 

Giá sầu riêng hôm nay 28/3: Xuất khẩu sang Trung Quốc sắp tới là loại sầu riêng đông lạnh nào?
Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa
Giá sầu riêng hôm nay 27/3: Sầu Thái 212.00 đồng/kg, tăng tốc xuất khẩu hàng đông lạnh vào Trung Quốc
Kiểm soát chặt con giống để phòng dịch cúm gia cầm
Giá hạt tiêu tăng lên mức nào đó sẽ đạt điểm "bão hoà"

Sản lượng nhiều nhưng xuất khẩu mít Thái sang Trung Quốc là cuộc chơi mang tính cá nhân

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, năm 2021, sản lượng mít Thái của các tỉnh phía Nam đạt khoảng 524.000 tấn, tăng 110% so với năm 2020.

Chỉ tính riêng quý I/2022, sản lượng mít Thái cần tiêu thụ của các tỉnh phía Nam lên đến 158.000 tấn, tập trung nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Nai,... 90% sản lượng mít Thái phục vụ xuất khẩu thị trường Trung Quốc.

Ngay sau khi Trung Quốc "siết" kiểm soát ở các cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19 khiến hàng nghìn xe container nông sản, trong đó có mít Thái ùn ứ, giá mít Thái ở nhiều nơi đã giảm sâu.

Mít Thái, từ cây "hái ra tiền" đến nỗi lo gánh nợ - Ảnh 1.

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit, xuất khẩu mít Thái số lượng lớn sang Trung Quốc chỉ tập trung phần lớn ở 5 cá nhân của Việt Nam và 3 cá nhân Trung Quốc. Ảnh: Viết Niệm.

Tại Tiền Giang, giá mít Thái đầu tháng 1/2021 bình quân chỉ đạt 6.000 - 9.000 đồng/kg (loại đẹp) trong khi đó, nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp than thở, giá mít Thái giờ "rẻ như cho", thương lái chỉ trả giá 2.000 - 3.000 đồng/kg và chỉ mua mít loại 1.

Điều đáng lo ngại là tuy có sản lượng lớn nhưng theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit (Công ty Vinamit), việc xuất khẩu mít Thái sang Trung Quốc là cuộc chơi mang tính cá nhân.

  • Cây cảnh đang hot nhất tỉnh Ninh Bình thực ra là một cây hồng cổ tuổi thọ 200 năm khiến giới trẻ "sốt rần rần"

    Cây cảnh đang hot nhất tỉnh Ninh Bình thực ra là một cây hồng cổ tuổi thọ 200 năm khiến giới trẻ "sốt rần rần"

Ông Nguyễn Lâm Viên thông tin, năm 2021, có 113 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu và 110 doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm mít. Tuy nhiên, số lượng lớn chỉ tập trung phần lớn ở 5 cá nhân của Việt Nam và 3 cá nhân Trung Quốc.

“Điều đó cho thấy, đây là cuộc chơi mang tính cá nhân của các thương nhân, thương lái Việt Nam và Trung Quốc. Nếu chúng ta không bắt tay, trao đổi với nhóm thương nhân này sẽ không nắm bắt được thông tin, tình hình diễn biến thị trường”, ông Nguyễn Lâm Viên nhận định.

Do vậy, ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, để xây dựng những đầu mối trong nước kết nối thông tin thị trường Trung Quốc bằng đường biên mậu, thậm chí theo đường chính ngạch, các địa phương cần xây dựng trung tâm đầu mối tiếp nhận, phân bổ thông tin tại các vùng trồng. 

“Hiện, các thương nhân Việt Nam đứng ra làm điểm thu mua và bán sang biên giới. Nếu không bán được sang biên giới thì họ sẽ không bán được cho ai khác. Từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam dẫu biết đi đường biên mậu sang Trung Quốc sẽ bị o ép, khó khăn nhưng bắt buộc vẫn phải đi. Chưa kể đi chính ngạch sẽ bị áp thuế VAT 7%, trong khi đi đường biên mậu không cần”, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit phân tích.

Từ thực tế này, ông Viên đề xuất các địa phương cần xây dựng, đầu tư nâng cao năng lực sơ chế, chế biến. Vấn đề cối lõi là kết nối thị trường nên rất cần có những trung tâm tiếp nhận thông tin sau đó phân bổ cho các vùng trồng, qua đó có thể kiểm soát vùng trồng cũng như kiểm soát thị trường.

Mít Thái, từ cây "hái ra tiền" đến nỗi lo gánh nợ - Ảnh 2.

Nông dân huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) lo lắng khi giá mít Thái giảm. Ảnh: Báo Đồng Tháp.

Thoái trào phong trào trồng mít Thái?

Từng được coi là cây trồng "hái ra tiền", việc phát triển ồ ạt diện tích trồng mít Thái ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bộc lộ những bất cập. Giá mít Thái từ chỗ tăng như "lên đồng" 50.000 - 70.000 đồng/kg, giờ chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, trong khi giá thành trồng mít Thái đã vào khoảng 10.000 đồng/kg.  

Có thể thấy, những năm qua, diện tích mít Thái ở nhiều địa phương tăng với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong năm 2020, diện tích mít cả nước tăng thêm 16.881ha, nâng tổng diện tích trồng mít (chủ yếu là mít Thái) cả nước đạt 58.511ha. 

Trong đó riêng Đồng bằng sông Cửu Long có đến 30.045ha, dẫn đầu là Tiền Giang với 13.141ha, kế đến là Hậu Giang với 6.966ha, Đồng Tháp 2.692ha...

Đáng chú ý, theo các nhà khoa học, cây mít Thái không phù hợp với nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long bởi nó chỉ phát triển tốt ở cao độ 400 - 1.200m so với mặt nước biển.

Thêm nữa, việc chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc khiến nhiều diện tích mít Thái ở Đồng bằng sông Cửu Long mới trồng nhưng đã bị sâu bệnh.

Mít Thái, từ cây "hái ra tiền" đến nỗi lo gánh nợ - Ảnh 3.

Một quả mít Thái bị nứt do cây thiếu dinh dưỡng. Ảnh: Báo Đồng Tháp.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), việc xuất khẩu trái cây, trong đó có mít Thái sang thị trường Trung Quốc do tác động của dịch Covid-19.

  • Thử bôi một thứ tinh dầu cho đàn bò bị viêm da nổi cục, chàng trai người Mông cứu được cơ nghiệp cả nhà

    Thử bôi một thứ tinh dầu cho đàn bò bị viêm da nổi cục, chàng trai người Mông cứu được cơ nghiệp cả nhà

Trong khi đó, yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường Trung Quốc có thể tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.

Chi phí đầu vào sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng tác động đến sản xuất cây ăn quả, có thể ảnh hưởng năng suất, chất lượng trái cây.

Năng lực chế biến trái cây trong nước còn hạn chế, chủ yêu xuất khẩu trái tươi, nếu gặp điều kiện khó khăn khi xuất khẩu, khi đó việc tiêu thị sẽ vô cùng khó khăn.

Từ thực tế đó, ông Lê Thanh Tùng khuyến cáo, các địa phương nắm sát sản lượng, chất lượng cây ăn quả, trong đó có mít Thái, đẩy mạnh đánh giá cấp mã số vùng trồng cây ăn quả; xây dựng kế hoạch tiêu thụ cụ thể; kết nối với các doanh nghiệp thu mua trái cây để tiêu thụ cho bà con.

 

Nguồn: Internet