Một năm, tỉnh Lâm Đồng thu gom được hơn 100 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Một năm, tỉnh Lâm Đồng thu gom được hơn 100 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

11:43 - 02/04/2025

Qua thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng thu gom được hơn 103 tấn bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, trong đó TP. Đà Lạt là địa phương có khối lượng lớn nhất, chiếm hơn 50% khối lượng toàn tỉnh.

Giá lúa gạo hôm nay 3/4/2025: Thị trường tiếp tục tăng
Giá tiêu hôm nay 3/4/2025: Thị trường tiêu thế giới giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay 3/4/2025: Cà phê thế giới giảm nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay 2/4/2025: Gạo xuất khẩu giảm giá nhẹ
Xâm nhập mặn 'đe dọa' xóa sổ vùng lúa - rươi của Hải Phòng

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa thống kê kết quả thực hiện thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2024, các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương đã tổ chức các đợt tập huấn và tuyên truyền phổ biến về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức đến người dân trong công tác thu gom, vận chuyển bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

Hội Nông dân TP. Đà Lạt tổ chức chương trình đổi bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng lấy quà, được nhiều người dân hưởng ứng tham gia.

Bên cạnh đó, tổ chức các đợt ra quân thu gom thuốc BVTV nhằm góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc thu gom rác thải nông nghiệp sau sử dụng.

Qua thống kê, trong năm 2024, toàn tỉnh Lâm Đồng đã thu gom được hơn 103 tấn bao bì thuốc BVTV (tăng 21,694 tấn so với năm 2023), Qua đó, xử lý được hơn 101 tấn (tăng 25,064 tấn so với năm 2023).

Trong năm 2024, toàn tỉnh Lâm Đồng đã thu gom được hơn 103 tấn bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng.
Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã phát động ra quân thu gom được khoảng 300kg bao bì thuốc BVTV tại hồ Đan Kia - suối Vàng.
 

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, TP. Đà Lạt là địa phương thu gom được nhiều bao bì thuốc BVTV nhất tỉnh với hơn 61 tấn, huyện Đạ Huoai có số lượng lớn thứ 2 với hơn 25 tấn. Tuy nhiên, huyện Đạ Huoai lại là huyện có hơn 1.100 bể chứa bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng, nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng.

Đánh giá của Sở Nông nghiệp và môi trường tỉnh Lâm Đồng, quá trình tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhận thức và hành động đối với người dân về tầm quan trọng của thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại địa phương. Từ đó, các hộ gia đình, cá nhân đã tích cực thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

Ý thức của người dân về thu gom bao bì thuốc BVTV đã được nâng lên trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân bỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng vào thùng chứa rác thải sinh hoạt và ngược lại; bỏ không đúng nơi quy định, vứt ra ngoài đồng, sông suối hoặc đốt trực tiếp tại đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan.

Mặc dù các địa phương đã tích cực hơn trong việc tăng cường đầu tư xây dựng bể chứa, khu vực lưu chứa và đẩy mạnh công tác thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, tuy nhiên kết quả đạt được tại một số địa phương vẫn chưa cao, tập trung tại các huyện: Đức Trọng, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc. Đặc biệt TP. Bảo Lộc qua các năm công tác triển khai thu gom chậm, hiệu quả thấp...

Trong khi đó, tỉnh Lâm Đồng chưa có đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Kinh phí tiêu hủy bao gói thuốc BVTV cao từ 25.000-30.000 đồng/kg bao gói thuốc BVTV do phải vận chuyển ra ngoài tỉnh để xử lý.