Một ngày nên uống bao nhiêu nước dừa?
21:07 - 21/04/2024
Nước dừa ngày càng phổ biến trên thị trường, là thứ nước giải khát được nhiều người yêu thích nhưng một ngày nên uống bao nước dừa bạn đã biết chưa?
Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất
Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, giá rẻ, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Đạt 9,2 tỷ USD sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD
Lý do bất ngờ khiến giá cà phê 'bùng nổ', Đắk Nông một mình đưa giá cà phê lên mốc cao mới
Nước dừa là thức uống vừa giúp thanh nhiệt, giải khát cho những ngày hè nóng bức lại vừa đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho tim mạch, hệ tiêu hoá hay làn da.
Lợi ích sức khoẻ của nước dừa
Theo bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của nước dừa như sau:
Nước dừa có công dụng chống oxy hóa
Trong quá trình trao đổi chất, các tế bào của cơ thể con người sẽ tạo ra các gốc tự do. Khi các phân tử này xuất hiện quá nhiều sẽ khiến cơ thể chúng ta gặp phải tình trạng stress oxy hóa, dẫn tới tổn thương tế bào và làm tăng rủi ro mắc các loại bệnh lý khác nhau.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, trong nước dừa dự trữ một loại chất công dụng chống oxy hóa tuyệt vời, qua đó giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể trước những tổn thương do các gốc tự do gây nên.
Nước dừa tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Một số nghiên cứu chứng minh được nước dừa giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả triệu chứng trên bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát tốt các biểu hiện của tình trạng stress oxy hóa.
Cụ thể, trung bình một cốc nước dừa (khoảng 240ml) chứa khoảng 6g calo tiêu hóa và 3g chất xơ, ngoài ra còn chứa nhiều magiê giúp tăng độ nhạy insulin, điều này cho thấy nó nên góp mặt trong thực đơn dinh dưỡng của người bị tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2.
Nước dừa giúp ổn định huyết áp
Nước dừa cũng có công dụng cải thiện số đo huyết áp tâm thu. Lượng kali chứa trong nước dừa còn được chứng minh giúp hỗ trợ giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị huyết áp cao.
Đặc biệt các nhà khoa học có phát hiện quan trọng đó chính là nước dừa giúp ngăn cản sự hình thành các huyết khối, phòng chống nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ, rất tốt cho hệ tim mạch.
Ngăn ngừa táo bón
Như chúng ta đã biết, nước dừa có đặc điểm là thanh mát, giải nhiệt, tác dụng nhuận trường và phòng ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.
Một ngày nên uống bao nhiêu nước dừa?
Theo ý kiến của bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ điều trị - Khoa khám bệnh & Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, nước dừa có thành phần chính chiếm tới 95% là nước cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác như nito, acid phosphoric, kali, canxi, magie, sắt.
Nước dừa có thể sử dụng như oresol để bù nước, bù khoáng cho người bị ốm, mệt mỏi cũng như đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác.
Dù nước dừa được xem là thứ nước giải khát cao cấp nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1 đến 2 quả dừa và không nên duy trì việc uống nước dừa mỗi ngày thường xuyên. Lý do, mỗi quả dừa cung cấp khoảng 70 - 80 Kcal nên nếu uống hàng ngày dễ gây tình trạng thừa cân, rối loạn nhịp tim.
Bài đăng trên báo Dân trí chia sẻ ý kiến của TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: " Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này”.
Nước dừa cũng có hàm lượng đường khá cao, nên nếu đã uống nước dừa thì bạn cũng cần hạn chế ăn các loại hoa quả ngọt, đồ uống có đường khác.
Uống nhiều nước dừa dễ gây chứng đầy bụng, khó chịu ở một số người. Nếu quá lạm dụng có thể khiến nồng độ kali trong máu trở nên quá cao, dẫn đến các vấn đề về thận và tim mạch. Hầu hết các bác sĩ tiết niệu khuyên bạn nên uống nước dừa xen kẽ mỗi ngày.