Mưa lớn, gần 2.000ha lúa hè thu tại Nghệ An chìm nghỉm, nước đang rút chậm
20:51 - 12/06/2024
Mưa xối xả với lượng lớn khiến gần 2.000 ha lúa hè thu ở các xã Bảo Thành, Liên Thành, Khánh Thành, Viên Thành, Vĩnh Thành, Nam Thành thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bị ngập. Hiện, nước đang rút chậm, nhiều diện tích lúa có nguy cơ phải gieo cấy lại.
Giá tiêu còn giữ ở mức cao nhưng coi chừng những rủi ro khó lường
Thái Nguyên: Trên trồng cây ăn quả, dưới thả gà, cây tốt, quả ngọt, cỏ dại biến đi đâu?
Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam
Giá cà phê tăng vọt, Đắk Nông lập đỉnh mới, gián đoạn nguồn cung lớn từ Brazil và Việt Nam
Ngày 1/6, lãnh đạo UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết, mưa lớn kéo dài kết hợp với lượng nước từ khắp nơi đổ về khiến cho gần 2.000 ha lúa hè thu của huyện Yên Thành bị ngập. Các địa phương có diện tích lúa bị ngập nặng gồm: xã Nam Thành, Khánh Thành, Viên Thành, Vĩnh Thành, Bảo Thành, Liên Thành…
Nguyên nhân khiến nước không thể tiêu thoát kịp thời một phần là do triều cường lên cao, vì thế cống tại xã Diễn Thành và xã Diễn Thuỷ, huyện Diễn Châu không mở tiêu thoát được nên hiện nay nước rút chậm.
Hiện, UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An chỉ đạo các xã bám sát đồng ruộng, tập trung khơi thông kênh mương, cống rãnh nhằm tiêu thoát lũ. Sau khi nước rút rà soát các diện tích để khắc phục. Đối với các diện tích lúa hư hỏng nặng khẩn trương bắc mạ lại để gieo cấy cho kịp thời vụ.
Tại địa bàn xã Long Thành nơi được biết đến là rốn lũ của huyện Yên Thành có khoảng trên 200 ha lúa hè thu đang ngập sâu trong nước. Nhiều diện tích lúa hè thu bị ngập sâu từ 30 đến 50 cm. Có nguy cơ những diện tích lúa này bị xóa sổ người dân phải gieo, cấy lại.
Tại xã Nam Thành, cả cánh đồng mênh mông trong nước. Nếu tình trạng ngập kéo dài, nước không rút thì lúa mới gieo, cấy sẽ úng nước chết. Thống kê sơ bộ, chỉ riêng tại xã Nam Thành có khoảng 130 ha lúa hè thu bị ngập nặng.
Mặc dù các địa phương đã huy động lực lượng để khơi thông cống rãnh, kênh mương nhằm tiêu nước, tuy nhiên nước rút khá chậm, nguy cơ sẽ có nhiều diện tích phải làm lại đất để gieo cấy lại lúa hè thu.
Trong khi đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cũng vừa ra công điện số 2 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Theo đó, để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - TKCN và PTDS tỉnh Nghệ An đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố và thị xã; các sở, ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quản lý các phương tiện ra khơi. Rà soát, sẵn sàng phương án để ứng phó với mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - TKCN và PTDS tỉnh.