Nâng cao nhận thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ các chương trình tập huấn đa dạng

Nâng cao nhận thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ các chương trình tập huấn đa dạng

14:56 - 24/08/2024

Được đổi mới thông qua nhiều hình thức trực quan, sinh động, các hoạt động tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) do Syngenta tổ chức giúp nông dân dễ nhớ, dễ hiểu và có thể áp dụng ngay.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Hàng ngàn hoạt động tập huấn với nhiều hình thức đa dạng

 

Hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen khi sử dụng thuốc BVTV, hàng năm Syngenta tổ chức hàng ngàn hoạt động tập huấn cho hàng trăm ngàn bà con nông dân trên toàn quốc. Được tổ chức trên diện rộng, các hoạt động tập huấn của Syngenta còn được đầu tư về nội dung và hình thức, giúp nông dân dễ nhớ, dễ hiểu và có thể áp dụng ngay.

Nâng cao nhận thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ các chương trình tập huấn đa dạng- Ảnh 1.
 

Hàng năm, Syngenta tổ chức hàng ngàn hoạt động tập huấn với nhiều hình thức khác nhau.

Cụ thể, bên cạnh những nội dung tập huấn ngắn gọn, được thể hiện dưới hình thức video trực quan, sinh động, đội ngũ chuyên gia của Syngenta còn có những buổi tập huấn được tổ chức ngay trên đồng ruộng. Kết hợp lý thuyết giảng dạy và hướng dẫn thực hành ngay trên cây trồng, bà con nông dân có thể chẩn đoán, phân loại, xác định đặc điểm của sinh vật gây hại, bên cạnh đó là xác định phương pháp phòng trừ an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm với môi trường.

Nâng cao nhận thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ các chương trình tập huấn đa dạng- Ảnh 2.

Hình thức tập huấn tại vườn giúp bà con dễ dàng nhận biết rõ các đặc điểm và tình trạng bệnh của cây trồng.

Trong các buổi tập huấn chuyên sâu, các nội dung về "nguyên tắc 4 đúng", "5 quy tắc vàng", hướng dẫn lựa chọn, vận chuyển, thu gom bao gói thuốc BVTV và xử lý khi nghi bị phơi nhiễm... trở nên thú vị với hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình hoặc các câu hỏi vui có quà tặng. Song song, các buổi tập huấn nhanh nhằm nâng cao nhận thức cho bà con cũng được triển khai trong tất cả sự kiện có tính chất thương mại của Syngenta.

Ông Võ Văn Hoàng (65 tuổi, Tiền Giang) cho biết sau một buổi tham gia tập huấn, ông biết cách lựa chọn thuốc phù hợp và cẩn thận hơn trong vận chuyển, lưu trữ và thu gom vỏ bao gói đã qua sử dụng. Ông chia sẻ: "Mỗi khi cần phun xịt thuốc, tôi đều mặc trang phục bảo hộ để hạn chế tiếp xúc và có để biển cảnh báo để những người xung quanh biết. Việc chọn thuốc, pha thuốc và thời điểm phun tôi cũng theo quy tắc được hướng dẫn để làm chứ không cảm tính như trước".

Bên cạnh tập huấn để cung cấp thông tin, hướng dẫn kỹ năng, Syngenta còn tặng đồ bảo hộ lao động, lắp đặt bồn rửa tay tại các Đại lý, giúp nông dân hình thành thói quen bảo vệ đúng cách khi tiếp xúc với thuốc BVTV. Được triển khai từ 2023, Syngenta đến nay đã trang bị được 100 bồn rửa tay trên toàn quốc, tất cả được lắp đặt kèm nội dung ghi nhớ về 5 nguyên tắc vàng.

Nâng cao nhận thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ các chương trình tập huấn đa dạng- Ảnh 3.

Có kiến thức về các biện pháp bảo vệ giúp nông dân an toàn khi tiếp xúc với thuốc BVTV.

Hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Theo ghi nhận của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), hàng năm sâu bệnh làm thiệt hại từ 20% đến 40% sản lượng cây trồng toàn cầu. Mỗi năm, bệnh hại cây trồng gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 220 tỷ USD, và côn trùng gây hại khoảng 70 tỷ USD. Vì vậy, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, thuốc BVTV được xem là giải pháp hiệu quả, góp phần hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, dịch hại, bảo đảm năng suất cây trồng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho nông dân.

Nâng cao nhận thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ các chương trình tập huấn đa dạng- Ảnh 4.

Sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả giúp nông dân bảo vệ mùa màng, tối ưu năng suất.

Cũng theo khuyến nghị từ FAO, các phương pháp quản lý dịch hại cần đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, vấn đề sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm được đặt ra một cách cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh còn một bộ phận nông dân ít cơ hội tiếp cận thông tin và kiến thức mới, dẫn đến lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, không đúng kỹ thuật… Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn khiến nông sản không đáp ứng quy định về dư lượng thuốc BVTV khi xuất khẩu tới các thị trường khó tính.

Vì vậy, các hoạt động tuyên truyền, tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm của Syngenta càng phát huy giá trị. Thông qua các buổi tập huấn, nông dân không chỉ có kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường sống, mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế nhờ nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt, trong các Mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững và Dự án cà phê cảnh quan bền vững mà Syngenta đang thực hiện cùng các đối tác trong chuỗi giá trị, hoạt động tập huấn của Syngenta được mở rộng với các phương pháp canh tác bền vững. Các phương pháp này góp phần giảm suy thoái đất, bảo tồn nguồn nước tưới và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp nông dân đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Đối ngoại và Phát triển Bền vững của Syngenta Việt Nam cho biết: "Luôn đa dạng hóa và đổi mới hoạt động tập huấn, chúng tôi còn đầu tư mạnh mẽ trong tuyên truyền các nội dung hữu ích này trên báo chí và mạng xã hội. Bằng việc hỗ trợ nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, chúng tôi góp phần tạo nên lực lượng nòng cốt xây dựng nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam".