Ngành nông nghiệp Campuchia tham quan mô hình sản xuất lúa thông minh tại ĐBSCL

Ngành nông nghiệp Campuchia tham quan mô hình sản xuất lúa thông minh tại ĐBSCL

09:52 - 14/06/2024

ĐBSCL Ngành nông nghiệp Campuchia đánh giá cao chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền triển khai tại nước này.

Tôm nguyên liệu có thể thiếu hụt đến hết quý I năm sau
Giá tiêu còn giữ ở mức cao nhưng coi chừng những rủi ro khó lường
Thái Nguyên: Trên trồng cây ăn quả, dưới thả gà, cây tốt, quả ngọt, cỏ dại biến đi đâu?
Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam
Giá cà phê tăng vọt, Đắk Nông lập đỉnh mới, gián đoạn nguồn cung lớn từ Brazil và Việt Nam
Đoàn lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tà Keo do Thứ trưởng Toch Bun Hour dẫn đầu sang thăm, kết hợp tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đoàn lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tà Keo do Thứ trưởng Toch Bun Hour dẫn đầu sang thăm, kết hợp tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để chuẩn bị cho vụ mùa trong mùa mưa 2024, đoàn lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tà Keo do Thứ trưởng Toch Bun Hour dẫn đầu đã sang thăm, kết hợp tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại vùng ĐBSCL. Chuyến thăm lần này theo lời mời của Ban Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, dự kiến kéo dài từ 31/5 - 2/6.

Theo chương trình, đoàn sẽ thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cũng như tham quan một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại ĐBSCL như: Mô hình mẫu nằm trong Đề án “Canh tác 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắng với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.

Tại cánh đồng mẫu thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao được ứng dụng nhiều giải pháp mới trong đó có quy trình bón phân thông minh của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền giúp tăng năng suất, giảm phát thải. Đoàn cũng đã đến tham quan khu vực nghiên cứu, sản xuất giống lúa tại Viện Lúa ĐBSCL, tham quan mô hình Hội quán tại Đồng Tháp…

Nhân chuyến tham quan lần này, ông Toch Bun Hour, Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương Quốc Campuchia cho biết: Vùng đồng bằng phía Nam Campuchia cũng như các tỉnh tiếp giáp với biển hồ Tonlesap và vùng ĐBSCL của Việt Nam có nhiều tương đồng về điều kiện canh tác, khí hậu giúp thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

 

Những năm gần đây, bà con nông dân tại Campuchia cũng tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật, giống, phân bón mới để tăng năng suất, thâm canh tăng vụ, từ đó hiệu quả kinh tế được nâng cao đáng kể. Qua đó, lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cũng như các địa phương đầu tư và chú trọng triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch để giúp bà con nông dân canh tác lúa nói riêng và các loại cây trồng nói chung.

Theo Thứ trưởng Toch Bun Hour, một trong những chương trình được đánh giá cao trong năm 2023 vừa qua là "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Campuchia" do Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền triển khai. Đây là chương trình được kế thừa và nhân rộng từ chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL do Công ty Bình Điền thực hiện nhiều năm qua.

Đoàn Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương quốc Campuchia đến tham quan mô hình mẫu nằm trong Đề án 'Canh tác 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL' tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đoàn Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương quốc Campuchia đến tham quan mô hình mẫu nằm trong Đề án “Canh tác 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đại diện ngành nông nghiệp Campuchia cho biết thêm, các mô hình canh tác lúa thông minh đã được triển khai thực hiện trong 2 vụ mùa mưa và mùa khô 2023 tại nhiều tỉnh canh tác lúa trọng điểm như Battambang, Pursat, Bantea Meanchey, Tà Keo, Prey Veng… Nhờ ứng dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, cũng như quy trình canh tác lúa thông minh phù hợp với điều kiện canh tác tại Campuchia, các mô hình đã tăng thêm năng suất bình quân trên 1 tấn/ha và tăng lợi nhuận khoảng 500 USD (tương đương 24 triệu đồng/ha).

Không những hiệu quả về kinh tế, các mô hình còn tạo hiệu ứng xã hội rất tốt các hoạt động truyền thông, hội thảo, tập huấn, thăm đồng đã giúp chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ canh tác của bà con nông dân. Từ đó, lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia rất tâm đắc và muốn tiếp tục mở rộng thực hiện trong năm 2024 trên cây lúa cũng như nhiều loại cây trồng khác tại Campuchia.