Nguồn cung gạo Ấn Độ dồi dào, gây sức ép với hầu hết quốc gia xuất khẩu gạo năm 2025
10:24 - 24/12/2024
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 502 USD/tấn, giảm khá mạnh (18 USD/tấn) so với đầu tháng 12/2024 và thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan...
Giá lúa gạo hôm nay 18/4/2025: Thị trường ổn định
Giá cà phê hôm nay 18/4/2025: Quay đầu giảm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt
Nhìn lại Đề án 1 triệu hecta sau một năm ở Trà Vinh và Vĩnh Long
Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, hôm nay (23/12), theo VFA, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của ta ở mức 502 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 470 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 405 USD/tấn.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn. Trong bối cảnh cuối năm, thị trường lúa gạo dự kiến sẽ không có nhiều biến động lớn, do giao dịch mới vẫn khá hạn chế.
Một nhà giao dịch ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho biết giá gạo đã giảm thêm sau khi Bộ Nông nghiệp Philippines ra tín hiệu sẽ mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan. Philippines là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Chung xu hướng thị trường, giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ cũng giảm trong bối cảnh đồng rupee mất giá và nguồn cung tăng lên. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu, được chào bán ở mức từ 440 - 446 USD/tấn trong tuần này, giảm so với mức từ 444 - 450 USD/tấn của tuần trước.
Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá từ 447 - 455 USD/tấn. Đồng rupee của Ấn Độ đã chạm mức thấp kỷ lục so với đồng USD phiên ngày 19/12, giúp các nhà xuất khẩu tăng lợi nhuận.
Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 512 USD/tấn, so với mức từ 510 - 515 USD/tấn của tuần trước. Các nhà giao dịch cho rằng sự biến động này là do tỷ giá hối đoái, trong khi nhu cầu vẫn ổn định.
Một nhà giao dịch dự đoán giá gạo sẽ giảm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do nguồn cung từ Ấn Độ tăng lên.
Trong khi đó, Bangladesh đang nhập khẩu 100.000 tấn gạo trắng từ Myanmar thông qua một thỏa thuận liên Chính phủ với giá 515 USD/tấn, trong nỗ lực kiểm soát giá cả tăng cao. Bangladesh cũng đang nhập khẩu gạo đồ, chủ yếu từ Ấn Độ, thông qua các gói thầu.
Mặc dù nắm giữ lượng dự trữ đáng kể gần 1,2 triệu tấn lương thực, bao gồm 742.000 tấn gạo, song Chính phủ Bangladesh vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế giá cả leo thang.
Về thị trường lúa gạo trong nước, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá gạo nguyên liệu IR 504 hôm nay tăng 100 đồng dao động ở mức 9.200-9.400 đồng/kg; Gạo thành phẩm IR 504 cũng tăng 100 đồng dao động ở 11.300 -11.500 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, giá lúa tươi đi ngang so với hôm qua, nhưng có xu hướng quay đầu tăng. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg; Lúa OM 5451 dao động ở mốc 8.400 - 8.500; Lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 8.800 - 9.000 đồng/kg; Lúa OM 380 ở mức 7.200 đồng/kg; Lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 9.100 - 9.200; Nàng Hoa 9 ở mức 9.200 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.600 - 8.200 đồng/kg. Hiện, giá tấm thơm giảm 100 đồng dao động ở mức 8.100 - 8.200 đồng/kg; giá cám khô dao động ở mức 5.600 - 5.700 đồng/kg.
VFA cho rằng, với quyết định chấm dứt các hạn chế xuất khẩu cùng với vụ mùa bội thu dự kiến của Ấn Độ sẽ khiến nguồn cung gạo dồi dào trên toàn cầu, gây sức ép đối với hầu hết các quốc gia xuất khẩu gạo năm 2025, trong đó có Việt Nam. Thống kê cho thấy, Ấn Độ đang trên đà đạt sản lượng gạo kỷ lục là 119,93 triệu tấn trong vụ Kharif 2024/2025, tăng 5,89% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, lượng gạo dự trữ của Ấn Độ cũng ghi nhận tăng. Tính đến ngày 1/11/2024, lượng gạo dự trữ của Ấn Độ đạt 44,08 triệu tấn, tăng 17% so với năm trước, chủ yếu là do lệnh cấm xuất khẩu gạo năm 2023 và hoạt động thu mua của chính phủ đang diễn ra.
Lượng dự trữ này cao hơn nhiều so với yêu cầu dự trữ đệm là 10,25 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12. Việc nới lỏng các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo, trừ gạo tấm cho phép Ấn Độ đáp ứng nhu cầu trong nước trong khi vẫn hỗ trợ xuất khẩu.
Trước thực tế đó, để đạt các mục tiêu xuất khẩu năm 2025 và giữ giá cho gạo xuất khẩu, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến công tác xúc tiến thị trường, mở cửa thị trường mới và nâng cao chất lượng gạo hơn nữa để xuất khẩu gạo vào các thị trường giá cao.
Tính hết tháng 11/2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,5 triệu tấn gạo với kim ngạch 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng; tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn kim ngạch cả năm 2023.
Philippines đứng đầu, chiếm 47,4% trong tổng lượng và chiếm 46,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt trên 4 triệu tấn, tương đương trên 2,47 tỷ USD, giá 617,6 USD/tấn, tăng 39,3% về lượng, tăng 57,2% về kim ngạch và tăng 12,8% về giá so với 11 tháng năm 2023.
Indonesia đứng thứ 2, đạt 1,13 triệu tấn, tương đương 678,92 triệu USD, giá 600,6 USD/tấn, chiếm 13,4% trong tổng lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, tăng 0,6% về lượng, tăng 10,5% kim ngạch và tăng 9,8% về giá so với cùng kỳ năm 2023.
Malaysia đứng thứ 3 với 699.739 tấn, tương đương 414,46 triệu USD, giá trung bình 592,3 USD/tấn, chiếm 8,3% trong tổng lượng và chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch, tăng mạnh 79% về lượng, tăng 105,9% kim ngạch và tăng 15% về giá so với 11 tháng năm 2023.