Nguồn cung thiếu hụt tại Brazil và Việt Nam tiếp tục gây áp lực tăng giá cà phê

Nguồn cung thiếu hụt tại Brazil và Việt Nam tiếp tục gây áp lực tăng giá cà phê

14:22 - 27/09/2024

Giá cà phê trong nước hôm nay lên mức 121.400 – 122.600 đồng/kg. Nông dân ở Tây Nguyên sắp bắt đầu thu hoạch cà phê. Giá cà phê thế giới tăng mạnh mẽ phá vỡ mọi kỷ lục.

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Giá cà phê hôm nay ngày 27/09/2024 

Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn London tăng 1,5%, chốt mức 5.527 USD/tấn. Giá Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2024 trên sàn New York tăng 1,8% lên mức 273,9 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 13 năm ở 275,05 US cent/lb.

 

Giá cà phê trong nước hôm nay lên mức 121.400 – 122.600 đồng/kg. Nông dân ở Tây Nguyên sắp bắt đầu thu hoạch cà phê.

 
Nguồn cung thiếu hụt tại Brazil và Việt Nam tiếp tục gây áp lực tăng giá cà phê - Ảnh 1.
Nguồn cung thiếu hụt tại Brazil và Việt Nam tiếp tục gây áp lực tăng giá cà phê - Ảnh 2.
Nguồn cung thiếu hụt tại Brazil và Việt Nam tiếp tục gây áp lực tăng giá cà phê - Ảnh 3.

Các thương nhân Việt Nam cho biết thời tiết hiện nay vẫn hỗ trợ cây trồng nhưng giao dịch vẫn khá trầm lắng. Một thương nhân ở vành đai cà phê Tây Nguyên cho biết: “Một số thương nhân đã bắt đầu tìm kiếm cà phê nhưng theo cách rất thận trọng vì một số vẫn đang đối mặt với vấn đề tài chính kể từ cuối năm ngoái khi giá bắt đầu tăng vọt, trong khi đó những người khác không chắc chắn về tình trạng thời tiết trong những ngày tới”.

Việt Nam đang chiếm khoảng 30% nguồn cung Robusta toàn cầu, loại cà phê chủ yếu được sử dụng cho đồ uống hòa tan và pha trộn espresso. Tuy nhiên, hạn hán, tiếp theo là nhiều tuần mưa lớn, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều vùng trồng ngay trước thềm vụ thu hoạch sắp bắt đầu vào tháng 10. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, hơn 95% sản lượng của Việt Nam trong mùa vụ tới sẽ là cà phê Robusta.

Các thị trường cà phê tại các nước sản xuất Robusta lớn ở Châu Á vẫn yếu, giá địa phương đang giảm trong tuần này trước vụ thu hoạch mới ở Việt Nam, trong khi khách hàng đã tích trữ ở Indonesia.

Hedgepoint dự báo, thị trường cà phê toàn cầu có thể thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, do sự sụt giảm sản lượng tại Việt Nam và Brazil, đồng thời giá cà phê sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản trong thời gian tới. Sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 của Brazil sẽ đạt 63 triệu bao, giảm 3 triệu bao so với niên vụ trước, còn sản lượng cà phê của Việt Nam được ước tính khoảng 27 triệu bao, thấp hơn dự báo trước đó.

Đến thời điểm này, chỉ còn hơn 3 tháng nữa là quy định chống phá rừng (EUDR) của EU sẽ bắt đầu có hiệu lực (từ 1/1/2025). Riêng về cà phê, Việt Nam đang là nước triển khai thực hiện EUDR một cách nghiêm túc nhất. Do đó, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đều đã có thể bảo đảm cung cấp bằng chứng về cà phê xuất khẩu không vi phạm EUDR. Trong khi đó, các nước xuất khẩu cà phê khác chưa bảo đảm được điều này. Chính vì vậy, dù giá cà phê Robusta Việt Nam tăng cao, nhưng các nhà nhập khẩu EU vẫn đồ dồn tới Việt Nam để mua cà phê do chưa thể thay thế bằng cà phê Robusta từ các nguồn cung cấp khác.

Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 4,01 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng, nhưng tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.800 USD/tấn, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng trong tháng 8/2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 5.278 USD/ tấn, tăng 6,6% so với tháng 7/2024 và tăng 72,9% so với tháng 8/2023.