Nguồn lợn nhập khẩu giá rẻ lại tạo áp lực đối với giá thịt lợn trong nước
21:18 - 08/09/2024
Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay, ngày 9/8 giảm rải rác ở một vài nơi, dao động trong khoảng 61.000 - 66.000 đồng/kg. Giá này đảm bảo cho người chăn nuôi có lợi nhuận, nhưng nguồn lợn nhập khẩu giá rẻ lại tạo áp lực đối với thịt lợn trong nước.
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững
Giá lợn hơi hôm nay (9/8): Giảm 1.000 đồng/kg
Theo ghi nhận, giá lợn hơi ở miền Bắc đi ngang trên diện rộng, dao động trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái tại Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ và Tuyên Quang đang cùng thu mua lợn hơi với giá 66.000 đồng/kg. Ngoại trừ Lào Cai và Ninh Bình đang neo ở mức 64.000 đồng/kg, các địa phương còn lại cùng duy trì giao dịch với giá 65.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Thị trường lợn hơi miền Trung - Tây Nguyên tương đối ổn định, thu mua trong khoảng 61.000 - 64.000 đồng/kg. Riêng tỉnh Bình Thuận giảm nhẹ 1.000 đồng/kg đưa giao dịch xuống mức 62.000 đồng/kg.
Giá hơi khu vực miền Nam: Tại khu vực miền Nam, giá thu mua lợn hơi giảm rải rác 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 64.000 đồng/kg. Cụ thể, các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang và Tiền Giang cùng điều chỉnh giao dịch xuống 63.000 đồng/kg, cùng giảm 1.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại duy trì đi ngang so với ngày hôm qua.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), dự báo, từ nay đến cuối năm 2024, giá thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng có xu hướng ổn định do nguồn cung dồi dào và nhu cầu ổn định nhờ giá nguyên liệu trong nước được duy trì.
Theo đánh giá của Hội Chăn nuôi Việt Nam, năm 2024, giá lợn hơi trong nước sẽ cao hơn giá bình quân của năm 2023 khoảng 12%. Với giá bình quân khoảng 62.000 đồng/kg lợn hơi, người chăn nuôi đạt lợi nhuận từ 1,5 - 2 triệu đồng/con khi bán ra thị trường. Nguyên nhân giá lợn hơi tăng là do nguồn cung sụt giảm chứ không phải vì nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng lên.
Nguồn cung hiện nay đang có xu hướng sụt giảm do dịch tả lợn châu Phi lan rộng nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bộ NN-PTNT cho rằng, trước mắt phải chủ động từ sớm, từ xa đảm bảo trước, trong và sau Tết không thiếu hụt nguồn cung thịt lợn. Đảm bảo được nguồn cung sẽ ổn định được thị trường, bình ổn về CPI. Muốn vậy, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và người chăn nuôi.
Áp lực từ thịt nhập khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, mặc dù Việt Nam là quốc gia có ngành chăn nuôi heo đứng thứ 5 thế giới về đầu con và thứ 6 về sản lượng thịt nhưng 8 tháng năm 2024 đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại thịt và sản phẩm thịt; nhập siêu khoảng 970 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng mạnh 20,3%.
Các quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu thịt có giá bán ở mức khá thấp. Chẳng hạn, tại Nga, Brazil, Canada, giá mặt hàng này chỉ ở mức 34.100 - 34.200 đồng/kg; tại Mỹ là 38.400 đồng/kg.... Do đó, mức giá bình quân thịt heo nhập khẩu chỉ 52.000 - 55.000 đồng/kg. Còn tại Việt Nam, giá lợn hơi xuất chuồng dao động 61.000-67.000 đồng/kg; các sản phẩm thịt lợn trên thị trường có giá phổ biến 120.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại.
Cụ thể: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 1,08 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng mạnh 20,3%.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 105 triệu USD. Như vậy, nước ta đang nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt.
Cụ thể, nước ta nhập khẩu thịt lợn, thịt trâu bò, gia cầm tươi và đông lạnh; nhập khẩu các phụ phẩm ăn được của động vật như chân gà, cổ gà, da gà, tim cật, lòng mề...
Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, phụ phẩm từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Nga, Brazil, Đức, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan... là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm từ chăn nuôi cho nước ta trong 8 tháng vừa qua.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), về tiêu thụ thịt lợn, trong số 10 nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 6 với tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn/sản xuất là 105,4%. Sản xuất thịt lợn trong nước mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn.
Lượng tiêu thụ thịt lợn/đầu người trong những năm gần đây của Việt Nam đã dần tăng lên. Năm 2021 khoảng 30 kg thịt lợn xẻ/người/năm. Năm 2022 khoảng 32 kg thịt lợn xẻ/người/năm. Năm 2023 khoảng 33,8 kg thịt lợn xẻ/người/năm. Trong rổ thực phẩm, thịt lợn đang chiếm 65% chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Một số công ty chăn nuôi lo lắng nếu không được kiểm soát chặt, nguồn thịt đông lạnh giá rẻ có thể sẽ tràn về gây ảnh hưởng đến thị trường trong nước.