Nhện đỏ gây hại sầu riêng

Nhện đỏ gây hại sầu riêng

20:36 - 24/11/2023

Nhện đỏ gây hại sầu riêng

Kỳ diệu cây ca cao trên vùng đất Pờ Tó
Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'
Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’
Ngành hàng sầu riêng Thái Lan lao đao
PVCFC phát hành báo cáo bền vững 2024, tiên phong minh bạch và quản trị ESG

Biểu hiện gây hại:

Khi thấy vườn sầu riêng có dấu hiệu khác thường từ xanh bóng chuyển sang vàng tối thì nên tiến hành quan sát bộ lá. Nếu cây bị nhẹ lá có màu vàng, nhìn nghiêng mặt trên lá sẽ thấy một lớp bụi mịn, đây là vỏ trứng của nhện.

Vết chích ban đầu trắng nhạt sau chuyển sang màu vàng nhạt, khi mật độ nhện cao tạo nên nhiều vết chích, các vết chích liên kết lại thành mảng lớn, toàn bộ lá bị vàng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp của cây trồng.

 
Giá sầu riêng ngày 24/11: Giá sầu riêng bất ngờ tăng vọt  - Ảnh 3.

Biểu hiện gây hại trên lá sầu riêng.

Nhện đỏ gây hại phần nhiều ở mặt trên lá sầu riêng và không làm xoắn lá như gây hại trên cây có múi.

Khi cây bệnh nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và cuối cùng sẽ bị khô đi. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây trồng.

Biện pháp phòng trị:

Trong tự nhiên nhện hại bị nhiều loại thiên địch tấn công, như nhện nhỏ ăn mồi….. Cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển để hạn chế tác hại của nhện.

Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.

Bón phân, tưới nước hợp lý giúp cây khỏe, tăng sức chống chịu. Có thể tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây. Và tạo độ ẩm cho thiên địch phát triển sẽ làm giảm mật độ nhện đỏ.

Biện pháp hóa học:

Khi mật độ nhện cao tiến hành dùng thuốc. Tuy nhiên, do nhện có khả năng kháng thuốc rất cao nên phải thường xuyên thay đổi luân phiên các loại thuốc. Các loại như Alfamite 15EC, Dầu khoáng SK EnSpray 99EC, Kumulus 80WP… Phun ướt đều hai mặt lá và 5 ngày sau phun lại lần hai. Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra đọt non phun thuốc làm 3 lần kết hợp với thuốc trị rầy. Lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá lụa. Khi cây cho trái cũng nên phun thuốc 3 lần, lúc nụ hoa ra rộ, sau khi đậu trái khoảng 1 tuần và lần 3 sau đó 10 ngày.

Phục hồi cây bị nhện gây hại

Do nhện gây hại chủ yếu trên lá, đây là bộ phận quan trọng của cây trồng nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng. Nên khi lá bị hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển, công tác phục hồi cây sau khi nhện gây hại thì rất quan trọng có thể kéo dài đến vài tháng. Ngoài việc tăng thêm lượng phân đa lượng dùng bón gốc cần bổ sung tối đa các trung vi lượng như Mg, Zn, Mn… Kết hợp với các lần phun thuốc trị nhện nhằm phục hồi nhanh màu xanh lại cho lá.