Nhiều hồ thủy lợi báo động nguồn nước

Nhiều hồ thủy lợi báo động nguồn nước

10:20 - 03/06/2023

QUẢNG NINH Hiện nay, mực nước các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang ở mức thấp, đạt khoảng 56% so với dung tích thiết kế.

 

Vườn điều cháy, người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Các Sở NN-PTNT vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thi đua xây dựng nông nghiệp số
Kiện toàn khuyến nông cộng đồng, sẵn sàng triển khai Đề án 1 triệu ha lúa
Xuất khẩu rau quả đã vượt 1 tỷ USD, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị siết kiểm soát mã số vùng trồng sầu riêng
Giá cà phê ngày 29/3: Sau khi lên đỉnh sát ngưỡng 99.000 đồng/kg, giá cà phê "quay xe" bất ngờ
Hiện mực nước tại hồ thủy lợi Yên Lập đang ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện mực nước tại hồ thủy lợi Yên Lập đang ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện mực nước tại một số hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo sẽ tiếp tục giảm sâu. Như tại hồ Yên Lập, nơi có diện tích lưu vực 182km2, dung tích 127m3 phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn TX Quảng Yên, TP Uông Bí và TP Hạ Long, đến nay, mực nước đang hạ xuống còn 21,1m, thấp so với cùng kỳ năm ngoái 1,9m. Với diễn biến thời tiết nắng nóng kéo dài, không có mưa, mực nước sẽ tiếp tục giảm sâu.

Còn tại hồ Khe Chè, một trong những hồ có dung tích chứa lớn ở khu vực phía tây của tỉnh Quảng Ninh, mực nước hiện đang thấp hơn so với mọi năm là 2,8m và dung tích chứa còn 5,6/10 triệu m3. Hiện đơn vị quản lý hồ là Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều đang triển khai các giải pháp đảm bảo tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm tối đa nguồn nước khi lượng mưa đang thấp hơn mọi năm.

Mực nước hạ thấp là tình trạng chung của đa phần các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, như Yên Lập, Sau Làng (TP Hạ Long); Cao Vân (TP Cẩm Phả); Khe Mai (Vân Đồn); Khe Cát, Khe Táu (Tiên Yên); Trại Lốc 1, Bến Châu (TX Đông Triều); Yên Dưỡng, Tân Lập (TP Uông Bí)…

Đây là mối lo về nguy cơ thiết hụt nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh ở các địa phương.

Thời gian qua, khu vực miền bắc nói chung và Quảng Ninh nói riêng đã hứng chịu những đợt nắng gay gắt với nền nhiệt độ cao, oi bức.

Năm 2023 được nhận định là năm sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng do tác động của hiện tượng El Nino. Thực tế hiện nay cho thấy, nắng nóng đã xuất hiện sớm, dự báo có khả năng gay gắt và có nhiều ngày nắng nóng hơn so với năm 2022.

Mực nước tại hồ Yên Lập đang hạ xuống còn 21,1m, thấp so với cùng kỳ năm ngoái 1,9m. Ảnh: Nguyễn Thành.

Mực nước tại hồ Yên Lập đang hạ xuống còn 21,1m, thấp so với cùng kỳ năm ngoái 1,9m. Ảnh: Nguyễn Thành.

 

Trước nguy cơ mực nước xuống thấp tại nhiều hồ đập, các đơn vị quản lý đang triển khai giải pháp vận hành hiệu quả, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn nước gây ra.

Trong đó, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch cấp nước, phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, cũng như sinh hoạt một cách hợp lý, tiết kiệm.

Theo ông Vũ Trọng Tĩnh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập, từ tháng 10 năm 2022, thời tiết ít mưa, hầu như trời khô hanh và nắng hạn kéo dài. Chính vì nguyên nhân này, tất cả các hồ chứa phục vụ tưới tiêu trong suốt thời gian dài vừa qua không có lượng nước cấp bổ sung, dẫn tới nguồn nước bị suy kiệt. Hiện nay, tất cả các hồ tích nước mà công ty quản lý dung tích đều xuống thấp.

"Công ty đã lên kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm, thông báo đến các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng nước trên toàn địa bàn công ty phụ trách. Bên cạnh đó, công ty bố trí lực lượng lao động, cán bộ công nhân viên tập trung trong công tác điều hành, dẫn nước xuống tận mặt ruộng để hạn chế thất thoát nước, tưới đúng, tưới đủ, tưới hiệu quả, không gây lãng phí nước", ông Tĩnh cho biết. 

Để ứng phó với thời tiết tiếp tục nắng nóng, khô hạn kéo dài, công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập xây dựng kế hoạch chuẩn bị bơm chống hạn đối với một số hồ đập có nguy cơ không mở được cống. 

Theo ông Đoàn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ninh, Để triển khai công điện số 397 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động đề phòng các trường hợp hạn hán, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các đơn vị quản lý thường xuyên theo dõi mực nước tại các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn; chủ động nạo vét kênh mương, gia cố các đường ống dẫn nước để giảm thiểu nguy cơ thất thoát nước; tăng cường công tác quản lý và đảm bảo ưu tiên sử dụng nước phục vụ sinh hoạt. Các công ty chuẩn bị máy móc, trang thiết bị như trạm bơm dã chiến để trong tình huống không có mưa kéo dài", ông Phương nhấn mạnh.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có trên 180 công trình đập, hồ chứa nước, với tổng dung tích thiết kế trên 359 triệu m3; trong đó, các hồ chứa có dung tích lớn trên 10 triệu m3 đều đảm bảo chỉ số an toàn cao.

Thời gian tới, Quảng Ninh sẽ điều chỉnh, bổ sung hệ thống cấp nước sinh hoạt đảm bảo phù hợp với quy hoạch của tỉnh; từng bước thay thế nguồn nước thô ổn định cấp cho sinh hoạt từ hệ thống hồ chứa, đập dâng, công trình thủy lợi; nghiên cứu, bổ sung các giải pháp tạo nguồn tại chỗ để phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp sự cố về nguồn nước, xảy ra thiên tai (hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ ngập lụt, úng).

 

 

Nguồn: Internet