Những nhóm người này nên hạn chế ăn thịt vịt lại dù thèm mấy, kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe
10:25 - 12/11/2024
Dù thịt vịt nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng nhưng một số nhóm người cần lưu ý khi ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Giá tiêu ở Bình Phước đột ngột giảm sâu nhất trước làn sóng giảm giá ở Tây Nguyên hôm nay
Trang trại cây ăn quả hiệu quả cao
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng, Lâm Đồng và Gia Lai nâng giá thu mua sát nút Đắk Lắk, Đắk Nông
Vượt khó, khắc phục hậu quả thiên tai tại vùng lũ Mường Pồn
Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.
Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dù thịt vịt nhiều tác dụng nhưng một số nhóm người này cần lưu ý khi ăn.
Người có thể chất yếu, lạnh: Do thịt vịt tính hàn nên người có thể hàn ăn nhiều sẽ dễ lạnh bụng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu khác.
Người dị ứng với thực phẩm chứa protein: Người dị ứng với thực phẩm chứa protein cao cần lưu ý khi ăn bởi loại thịt này chứa hàm lượng đạm lớn có thể gây dị ứng. Trong bữa ăn bạn không nên chọn thịt vịt cùng nhiều món ăn giàu đạm khác.
Người bị cảm lạnh, sốt: Khi bị cảm cơ thể yếu ớt, bạn ăn thêm thịt vịt sẽ cản trở tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi hơn.
Người bị xương khớp: Thịt vịt tính lạnh khiến tình trạng đau gia tăng.
Người bị gout có axit uric cần hạn chế vì thịt vịt giàu đạm.
Người bị viêm đường ruột mạn tính ăn thịt vịt gây bất lợi cho sức khỏe, làm tăng tình trạng đau bụng.
Trên đây là 6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại thịt này.
Những thực phẩm nên kết hợp với thịt vịt
Theo các chuyên gia Đông y, một số loại dược liệu nên kết hợp với thịt vịt như củ mài, ăn chung có thể giảm thấp hàm lượng cholesteron trong máu.
Thịt vịt hợp với kim ngân hoa. Thịt vịt có công hiệu tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc, còn hoa kim ngân có tác dụng với nhiều bệnh da như thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt, ăn chung hai thứ rất tốt cho da.
Thịt vịt hợp với dưa chua. Trong rau muối chứa nhiều axit amin, ăn chung với thịt vịt, có thể bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, còn hiệu quả điều trị rất tốt với người bị các chứng như sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, đại tiện khô và sưng phù.
Thịt vịt kết hợp với chanh. Thịt vịt vị ngọt hơi mặn, tính hơi mát, không độc, nhập tì, công hiệu làm tan mệt mỏi do lao động, bổ huyết hành thủy, dưỡng vị sinh tân, ngừng ho ngưng giật mình; chanh khí vị sảng khoái, có thể giải cái ngấy của thịt vịt.
Thịt vịt hợp với cải thảo, trong cải thảo chứa nhiều vitamin C. Trong thịt vịt chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol. Ăn chung có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.