Những tác động của Kẽm (Zn) tới cây trồng

Những tác động của Kẽm (Zn) tới cây trồng

13:17 - 21/05/2022

 tổng hợp những vấn đề quan trọng về Kẽm (Zn) với cây trồng. Các điểm được liệt kê đều mang tính chất quan trọng giúp người nông dân định hình được tác dụng của Kẽm cũng như hiện trạng mà vườn cây đang có.

Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Hướng dẫn tự trồng sen Nhật mini đơn giản
Nhận biết và phòng trừ một số bệnh hại trên cây bưởi Diễn

Tác dụng của Kẽm với cây trồng

Nguyên tố kẽm có vai trò trong dinh dưỡng cây trồng như là việc ảnh hưởng đến sự tổng hợp sinh học axit indol acetic; là thành phần thiết yếu của men metallo-enzimes carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase. Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Đặc biệt, kẽm còn giúp cho việc tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân trong cây. Thiếu kẽm có thể làm giảm năng suất tới 50% mà không biểu hiện triệu chứng gì. Trong trường hợp cây thiếu kẽm nặng, triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ xuất hiện chủ yếu ở các lá trưởng thành hoàn toàn, thường là lá từ thứ hai và thứ ba từ trên xuống.

Trên cây bắp nếu thiếu kẽm thí lá sẽ có từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá. Trên cây lúa, sau khi cấy 15 – 20 ngày, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già, sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu xẫm, sau đó lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 tháng. Đối với nhóm cây có múi, trêm cam, chanh xuất hiện lá úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả sẽ giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và chột ngọn, chột cành.

Vai trò của KẼM (Zn) với cây trồng 

  • Kẽm (Zn2+) là thành phần của men carboxylase kích thích sự giải phóng CO2 trong diệp lục, kích thích khả năng quang hợp của cây trồng; Kẽm có liên quan đến sự hình thành kích tố sinh trưởng. Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein và trong sự hình thành hạt, thúc đẩy tăng trưởng thực vật và sức sống.
  • Kẽm có tác động đến các quá trình sinh lý sinh hóa sau đây: dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng và sự cố định N) sự hô hấp, sự quang hợp, sự tổng hợp hữu cơ (gluxid, protit, axit nucleic và chất điều hòa sinh trưởng), sự vận chuyển (sự thoát hơi nước và sự chuyển hóa gluxit) sự sinh trưởng (tạo các mô mới) và khả năng chống lạnh chống nóng của cây.
  • Zn2+ ảnh hưởng đến sự tạo thành nhiều loại hợp chất quan trọng trong cây như đường bột, protit, các photpholipit, vitamin C, auxin, các phenol, tannin, các protein và enzym.
  • Hàm lượng Zn2+ trong cây thay đổi từ 15 – 22 mg/kg chất khô. Nhiều cây trồng thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm.
    Các loại cây thể hiện nhu cầu bón nhất là: lúa, ngô, cây ăn quả như cam quít bưởi, chanh, đào, lê, táo. Trong các cây họ đậu thì các cây đậu ăn quả non đậu cô ve, cô bơ, đậu đũa thường thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm.
Những tác động của Kẽm (Zn) tới cây trồng
Những tác động của Kẽm (Zn) tới cây trồng (Ảnh minh hoạ)

Những biểu hiện ngộ độc Kẽm trên cây trồng

Triệu chứng ngộ độc kẽm trên cây trồng không rõ ràng. Cây bị ngộ độc kẽm sẽ xuất hiện các đốm sắc tố sẫm hoặc vệt trên lá giá, nghiêm trọng hơn sẽ có màu đỏ đậm đặc biệt là trên cuống lá và xung quanh mép lá. Có thể hủy hoại rễ gây vàng và héo cây. Cây ngộ độc kẽm làm ức chế quá trình hấp thu sắp, biểu hiện thiếu sắt đặc trưng ở cây trồng ngộ độc kẽm.

Cây bị ngộ độc trong trường hợp lượng phân bón chưa dư nhưng do các chất sẽ ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia. Ví dụ, với kẽm (Zn) mỗi khi sử dụng thuốc trừ sâu có chứa kẽm thì ta cứ thấy cây xanh lên. Với kẽm thì đất ĐBSCL không thiếu nhưng do bà con mình sử dụng phân urê với liều lượng quá cao đã khiến cho cây không hấp thu được từ đất nên khi có kẽm xịt lên thì lá cây sẽ hấp thụ được; Từ đó cây sẽ xanh lên.

 Cây trồng thiếu KẼM (Zn)

Một số biểu hiện thường thấy ở cây trồng thiếu kẽm (Zn2+) là tình trạng lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, các đốm chết phát triển khắp trên lá kể cả gân lá, chóp lá và mép lá non biến dạng, mọc xít nhau, chuyển vàng trắng và xù ra. Số hoa quả giảm mạnh; năng suất và chất lượng ở mức thấp.

Biểu hiện của cây trồng thiếu kẽm

  • Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống).
    Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
  • Ở cây ngô (bắp) nếu thiếu kẽm thí lá sẽ có từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá.
  • Ở cây lúa, sau cấy 15-20 ngày, các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu sẫm, toàn bộ lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 01 tháng.
  • Đối với nhóm cây có múi (cam, chanh, bưởi) xuất hiện lá úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả sẽ giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và dần suy kiệt.

Những tác động của Kẽm (Zn) tới cây trồng

Biện pháp khắc phục thiếu kẽm

Sử dụng các loại phân bón có chứa kẽm. Sunfat kẽm (ZnSO4) là phân bón chứa kẽm được sử dụng phổ biến nhất, bón gốc hoặc phun, lúc lá gần trưởng thành. Phun dung dịch kẽm sunfat 0,1-0,5% qua lá. Sử dụng phân kẽm qua lá là biện pháp cung cấp kẽm cho cây có hiệu quả.

Kẽm trong đất

  • Dự trữ kẽm trong lớp đất mặt khoảng 120-170 kg/ha. Lượng kẽm dễ tiêu thay đổi theo pH, hàm lượng lân, chất hữu cơ và sét. Kém hòa tan nhiều khi pH quá chua hoặc quá kiềm. Trong khoảng pH 6 – 8, kẽm thường khó hòa tan.
  • Hiện tượng Zn2+ thiếu kẽm thường xảy ra ở đất có hàm lượng P cao. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng giữa P và Zn2+ trong đất có mối quan hệ rõ rệt. Nếu trong đất có nhiều một trong hai yếu tố sẽ làm giảm khả năng cung cấp yếu tố kia.
  • Trong đất thiếu một yếu tố nào đó, bón thiếu yếu tố nào đó sẽ dẫn đến sự thiếu yếu tố kia. Vì vậy nên gia thêm thành phần kẽm vào lân. Cơ chế của hiện tượng này tới nay chưa được nghiên cứu kỹ. Giải thích bằng hiện tượng kết tủa phốt-phát kẽm chưa đủ để làm rõ vấn đề.
  • Sự thiếu Zn2+ cũng thể hiện ở nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ cao, đặc biệt là các loại đất bón quá nhiều phân chuồng. Người ta cũng nhận xét thấy sự thiếu kẽm khi đất được tiệt trùng bằng nồi hấp hay focmalin.
  • Vì vậy người ta cho rằng hiện tượng thiếu Zn2+ xảy ra khi bón phân hữu cơ, cũng như khi bón nhiều phân lân là do hoạt động của vi sinh vật. Trong các trường hợp có nhiều P và chất hữu cơ, vi sinh vật hoạt động mạnh và cố định Zn2+.
  • Nhiều kết quả thí nghiên cứu còn cho thấy rằng các khoáng sét và các cacbonat canxi và magiê có khả năng hút mạnh kẽm. Vì vậy kẽm di động ít trong đất và ít bị rửa trôi và mất đi. Nhưng các kết quả này cũng lại cho thấy rằng đất nặng, trung tính và kiềm chiều MgCO3, CaMg (CO2)2 hoặc CaCO3 thường thiếu Zn2+.
 
Nguồn: Internet