Nông dân một xã ở Kiên Giang trồng giống mít gì mà trái to bự, hễ bán 1 quả có ngày 1 triệu?

Nông dân một xã ở Kiên Giang trồng giống mít gì mà trái to bự, hễ bán 1 quả có ngày 1 triệu?

09:55 - 19/01/2025

Bà con nông dân trồng giống mít đỏ ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) rất phấn khởi khi xuất bán loại mít ruột đỏ với giá giá 85.000 đồng/kg. Mô hình trồng giống mít ra trái to bự này đang giúp bà con nông dân nơi đây thu lợi nhuận rất cao.

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
Kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành thú y giúp chăn nuôi tăng trưởng vượt 5%
Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm
Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng
Cá ngon miền Tây, đây là loại cá đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện một lần

Hiện nay, trên địa bàn xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang bà con nông dân đang tất bật thu hoạch giống mít Indonesia (người dân quen gọi là mít ruột đỏ).

 

Chị Nguyễn Pha Luyên - người dân địa phương - cho biết, hiện tại chị canh tác khoảng 2,4ha, xen canh nhiều loại cây ăn trái như mít, khóm, bòn bon, măng cụt, dâu. 

Trong vườn chị Luyên có 3.000 cây mít thái; riêng 1.500 cây mít ruột đỏ đang cho trái vụ đầu khoảng 400 cây.

Chị Luyên bộc bạch: “Lúc trước trồng lúa nhưng không hiệu quả nên tôi đổi qua cây ăn trái thấy đạt hơn. 

Hiện nay giá thu mua các loại trái cây khá cao bà con mình thấy rất phấn khởi tuy nhiên không biết thời gian sắp tới sẽ tăng giảm ra sao thị trường cũng khó biết”.

Chị Luyên cho hay, mít thái được thu mua giá dao động khoảng 38.000 đồng/kg, còn mít ruột đỏ mua với giá là 85.000 đồng/kg. 

Mỗi trái mít ruột đỏ loại 1 nặng khoảng 15kg, tính ra 1 trái thì bà con bán hơn 1 triệu đồng.

Nông dân một xã ở Kiên Giang trồng giống mít gì mà trái to bự, hễ bán 1 quả có ngày 1 triệu? - Ảnh 1.

Thương lái thu mua mít ruột đỏ trên địa bàn xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. So với một số cây trồng khác, trồng mít ruột đỏ giảm chi phí vật tư phân bón, công chăm sóc, giá bán lại cao giúp nông dân trồng cây đặc sản này có lợi nhuận tốt hơn. Ảnh: Nguyên Anh.

Bà con trồng mít ruột đỏ cũng chia sẻ, mít trồng khoảng hơn 1 năm là bắt đầu cho trái. 

Hiện người dân trồng xen canh nhiều loại chứ không ồ ạt trồng 1 loại, đề phòng nếu tập trung 1 loại dễ bị rớt giá, ùn ứ. 

Ngoài ra, chi phí đầu tư trồng tiêu cũng như kĩ thuật, công chăm sóc thì tốn nhiều và công phu hơn so với trồng mít.

Anh N.V.T - thương lái thu mua mít- cho hay: “Chỗ tôi thu mua mít ruột đỏ chở về Tiền Giang sau đó sẽ đóng bao bì xuất đi Trung Quốc. Hiện mít đỏ có giá cao thu mua bao nhiêu cũng hết”.

Ông Danh Tơ - cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) cho biết, trước đây huyện có quy hoạch đề án trồng tiêu.

Tuy nhiên thời gian gần đây tiêu rớt giá nên các hộ dân đã tự chuyển đổi sang trồng mít trên nền đất trồng tiêu trước đó.

"Khu trồng tiêu trên địa bàn là khoảng 250ha. Hiện nay 1 số bà con phá tiêu trồng xen vào mít, sầu riêng, cây ăn trái khác. Mít thì các hộ cũng trồng khoảng gần 2 năm nay", ông Tơ cho hay.

Ngành nông nghiệp huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang cũng nắm tình hình giá cả, thực hiện chương trình cải tạo và chăm sóc mô hình trồng cây ăn trái bằng cách sử dụng chế phẩm hữu cơ vi sinh, nâng cao hiệu quả mô hình, tăng thu nhập cho nông dân.