Nông dân Sơn La phát huy

Nông dân Sơn La phát huy "5 tự, 5 cùng", từng bước nâng cao thu nhập

15:59 - 30/07/2024

Các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La tích cực xây dựng, nhân rộng mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp, qua đó tạo điều kiện để hội viên liên kết phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập,.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Hiệu quả từ nhân rộng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Nhằm phát huy hiệu quả mô hình xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện Nghị quyết 04, ngày 05/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII về đầy mạnh xây dựng chi hội nghề nghiệp, qua đó từng bước xây dựng các tổ chức hội nông dân ngày càng vững mạnh, đời sống của hội viên nông dân ngày càng được nâng cao.

 

Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng cây ăn quả và nuôi ong xã Nặm Ét thành lập cuối năm 2023, trên cơ sở của HTX dịch vụ nông nghiệp Nặm Ét. Việc thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp đã tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chi hội đã được hỗ trợ về cây giống, phân bón, các loại vật tư nông nghiệp khác để thúc đẩy phát triển kinh tế.

 
Nông dân Sơn La "5 tự, 5 cùng" nâng cao thu nhập cho hội viên- Ảnh 1.

Việc thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng cây ăn quả và nuôi ong xã Nặm Ét đã giúp các hội viên có điều kiện phát triển kinh tế. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Cà Văn Bình, Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng cây ăn quả và nuôi ong xã Nặm Ét cho biết: Với 34 hội viên, quy mô 12ha cây ăn quả và 352 đàn ong, Chi hội hoạt động theo nguyên tắc “5 tự, 5 cùng”. Trong đó, "5 tự" gồm: tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm; "5 cùng" gồm: cùng lĩnh vực lao động (ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ), cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng trách nhiệm, cùng hưởng lợi; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên với nông dân toàn xã trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, nhanh, bền vững. Chi hội trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế tập thể, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nông dân, phát huy tiềm năng, thế mạnh ở địa phương.

Xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp hướng đến mô hình "3 trong 1", "4 trong 1", "5 trong 1", đến nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 37 mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp "3 trong 1"; 5 mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp "4 trong 1". Sau thời gian hoạt động, nhiều chi hội nông dân nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả như: Tổ hội nông dân nghề nghiệp trồng cây ăn quả của HTX An Phú, phường Chiềng An, thành phố Sơn La; Chi hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn tại bản Bay, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu; Chi hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi bò tại bản Bánh, xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp và bản Hang Trùng 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ; Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng cây ăn quả tại xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu.

Nông dân Sơn La "5 tự, 5 cùng" nâng cao thu nhập cho hội viên- Ảnh 2.

Hội viên nông dân Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng cây ăn quả và nuôi ong xã Nặm Ét được chuyển giao các tiến bộ khoa học vào phát triển cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Phát huy vai trò của chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La thông tin: Các mô hình chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả đã tạo mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Hội viên tham gia chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp được hỗ trợ kiến thức; được cung cấp, trao đổi thông tin giá cả thị trường, các loại giống cây con, được chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực và nhu cầu chính đáng của hội viên nông dân.

Nhiều chi hội, tổ hội đã chủ động phối hợp với các ngành, doanh nghiệp và nhà khoa học tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, liên kết với các hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực.

"Các cấp hội đã tập trung đẩy mạnh tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; trực tiếp và phối hợp tổ chức mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 365.838 lượt hội viên nông dân; phối hợp tổ chức dạy nghề 8.570 lao động nông thôn; tổ chức cung ứng trên 28.700 tấn phân bón". 

Nông dân Sơn La "5 tự, 5 cùng" nâng cao thu nhập cho hội viên- Ảnh 3.

Các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp được hỗ trợ về vật tư nông nghiệp để phát triển kinh tế. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La, trong thời gian tới, để phát huy hiệu quả các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp, các nhà khoa học tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đào tạo nghề cho nông dân, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo chuỗi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hỗ trợ nông dân xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản; tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, hội thảo, tọa đàm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; liên kết với các hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh... Khuyến khích, động viên hội viên nông dân có ý tưởng khởi nghiệp. Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, xây dựng các mô hình mới thích hợp với điều kiện của từng địa phương để tăng năng suất, chất lượng, giúp hội viên có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững.

Nông dân Sơn La "5 tự, 5 cùng" nâng cao thu nhập cho hội viên- Ảnh 4.
Nông dân Sơn La "5 tự, 5 cùng" nâng cao thu nhập cho hội viên- Ảnh 5.

Thành lập các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế tại các chi, tổ hội nghề nghiệp được chọn xây dựng điểm. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành tạo điều kiện về cơ chế chính sách, nguồn lực cho các chi, tổ hội nghề nghiệp. Tiếp tục nhân rộng các mô hình chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh nhằm đổi mới, đa dạng hóa mô hình tổ chức hội cơ sở theo hướng thiết thực, hiệu quả, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, làm nòng cốt cho phong trào phát triển kinh tế.