Nông dân trồng nhiều lúa Việt Nam, Thái Lan lo giống lúa bản địa tuyệt chủng

Nông dân trồng nhiều lúa Việt Nam, Thái Lan lo giống lúa bản địa tuyệt chủng

22:52 - 01/09/2024

Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cảnh báo rằng các giống lúa địa phương có nguy cơ tuyệt chủng khi nông dân đổ xô trồng một giống lúa đặc sản của Việt Nam.

Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL
Su su trồng trên núi cao lọt 'mắt xanh' đối tác nước ngoài
Giá cà phê đang cao gấp đôi vụ năm ngoái
Chăn nuôi gà cho ăn bã bia, đầu tư ít, tiền đút túi nhiều
Vô số vườn đẹp, cây thấp tè đã ra trái quá trời, nông dân Bình Định "hái ra tiền", quả ngon nhìn phát thèm

Nông dân thu hoạch lúa trên một cánh đồng ở tỉnh Chai Nat, miền trung Thái Lan. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Gạo Thái Lan Charoen Laothamatas cho biết ngành công nghiệp địa phương đang ở trong tình trạng bấp bênh khi sản lượng các giống lúa Thái Lan như lúa thơm Pathum Thani và gạo KB 79 giảm, trong khi người nông dân đổ xô trồng một giống lúa đặc sản của Việt Nam có tên Khao Hom Phuang, hay còn gọi là Jasmine 85, cho năng suất cao và có thời gian sinh trưởng ngắn.

"Có tới 80% gạo đóng bao được bán ở Thái Lan là gạo Khao Hom Phuang của Việt Nam, khiến gạo thơm Pathum Thani gần như biến mất khỏi thị trường, vì loại gạo này cho năng suất cao hơn với 1.200 - 1.500 kg/rai (1 rai = 0,16 ha), thời gian thu hoạch ngắn với chỉ 90 - 100 ngày và có thể trồng quanh năm. Trong khi đó, gạo thơm Pathum Thani cho năng suất 800 - 900 kg/rai, có thời gian thu hoạch lên đến 4 tháng và chỉ có thể trồng một vụ mỗi năm", ông Charoen cho biết.

Ông Charoen cũng cho rằng nông dân dự kiến sẽ trồng ít gạo Hom Mali hơn, và chọn trồng nhiều gạo trắng hơn vì loại gạo này có thể được trồng 2 vụ/năm và có năng suất cao hơn.

"Thái Lan không sản xuất đủ gạo để đáp ứng nhu cầu của nông dân và sở thích của người tiêu dùng. Điều đó khiến họ phải tìm kiếm các giống lúa nước ngoài, đặc biệt là các giống lúa Việt Nam và Trung Quốc, những nước được chính phủ quan tâm hỗ trợ thường xuyên cho nghiên cứu và phát triển", ông Charoen nói.

Ông Charoen kêu gọi Cục Lúa gạo đẩy nhanh việc phát triển các giống lúa mới thông qua nghiên cứu và phát triển, làm tăng sản lượng lúa để giảm chi phí sản xuất. Ông cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sửa đổi các quy định cho phép nông dân trồng các giống lúa nước ngoài cùng với các giống lúa Thái Lan để đẩy mạnh phát triển các giống lúa trong nước.

Ông cho rằng chính phủ phải đẩy nhanh quá trình phát triển ngành lúa gạo Thái Lan bằng cách phát triển các giống lúa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việt Nam đã chuyển sang phát triển các giống gạo chất lượng cao để xuất khẩu như gạo dẻo với giá bán rẻ hơn, nhưng đem về lợi nhuận cao hơn so với gạo Hom Mali của Thái Lan.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào năm 2025, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan. Nếu Thái Lan không có bất kỳ động thái giải quyết vấn đề này, thị phần của nước này trong số các nước xuất khẩu gạo lớn có thể sẽ giảm mạnh, ông Charoen nhận định.

Đối với gạo đồ, Thái Lan đang để tuột mất thị trường xuất khẩu sang Ấn Độ. Thái Lan chỉ có gạo trắng, vẫn có thể được bán ở Iraq, Indonesia và một số nước ở châu Phi.