Nông nghiệp công nghệ cao còn đối diện nhiều thách thức
16:08 - 17/06/2024
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn Thành phố. Nhưng hiện nay, việc mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn.
Giá tiêu còn giữ ở mức cao nhưng coi chừng những rủi ro khó lường
Thái Nguyên: Trên trồng cây ăn quả, dưới thả gà, cây tốt, quả ngọt, cỏ dại biến đi đâu?
Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam
Giá cà phê tăng vọt, Đắk Nông lập đỉnh mới, gián đoạn nguồn cung lớn từ Brazil và Việt Nam
Để đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, HTX nông nghiệp Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa cũng chỉ dám đầu tư thí điểm 5000 m2 đầu tư nhà kính, nhà lưới. Đây là mô hình công nghệ cao đầu tiên của huyện Ứng Hòa nên được huyện hỗ trợ 70% kinh phí.
Đầu tư công nghệ cao trong chăn nuôi như mô hình khép kín từ trang trại đến bàn ăn với thương hiệu chuỗi thực phẩm A-Z của HTX chăn nuôi Hoàng Long, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai sau nhiều năm đã thực sự thành công và có thương hiệu trên thị trường. Mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn thịt lợn trong đó có 11 sản phẩm OCOP 4 sao.
Chính sách hỗ trợ của Hà Nội đã quy định rõ ràng như: hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện những đề tài nhưng không quá 300 triệu đồng/ đề tài và 50% kinh phí ứng dụng công nghệ cao vào thực tế. Nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư kinh phí lớn, thu hồi chậm và rủi ro cao nên đến nay không nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện toàn thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn Thành phố. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội hiện mới chỉ được thực hiện chủ yếu ở từng khâu, chưa ứng dụng công nghệ cao đồng bộ. Do đó, vẫn cần có một số chính sách đột phá hơn nữa để nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội tương xứng với tiềm năng vốn có.