Phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất mô hình tôm lúa bền vững

Phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất mô hình tôm lúa bền vững

19:11 - 13/07/2024

KIÊN GIANG Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong mô hình tôm - lúa giúp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, giảm chi phí.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Ngày 26/6 tại TP Rạch Giá, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển kinh tế tập thể sản xuất mô hình tôm - lúa bền vững”, với sự tham dự của đại diện các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và các sở, ngành liên quan.

Mô hình tôm - lúa đem lại đa dạng nguồn thu từ con tôm và cây lúa, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình tôm - lúa đem lại đa dạng nguồn thu từ con tôm và cây lúa, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình sản xuất tôm - lúa (luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa) được nông dân vùng ven biển tỉnh Kiên Giang bắt đầu thực hiện cách đây gần 30 năm. Hiện mô hình này đã trở thành loại hình nuôi trồng kết hợp có thế mạnh của tỉnh, tập trung ở các huyện An Minh, An Biên, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận.

Những năm gần đây, sản lượng tôm nuôi thu hoạch theo mô hình sản xuất này đạt hơn 61.000 tấn, chiếm hơn 55% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh và hàng trăm ngàn tấn lúa phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Ông Phạm Thành Trăm, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang, cho biết, kinh tế tập thể của tỉnh phát triển mạnh và có hình thức đa dạng, gồm tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà nòng cốt là hợp tác xã. Hiện nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 3 liên hiệp hợp tác xã với 35 hợp tác xã thành thành viên, 447 hợp tác xã. Kinh tế tập thể giúp liên kết những hộ sản xuất nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi tương trợ, chia sẻ nguồn lực, lợi ích, kinh nghiệm, liên kết cộng đồng và từng bước mở rộng hợp tác với các thành phần kinh tế khác.

 

Theo đánh giá của các hợp tác xã, mô hình sản xuất tôm - lúa hiệu quả hơn rất nhiều so với sản xuất độc canh cây lúa hoặc nuôi tôm theo cách truyền thống. Mô hình này đem lại hai nguồn lợi kinh tế từ tôm và lúa, góp phần cải tạo đất, môi trường sinh thái tự nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp.

Sản phẩm tôm và lúa thu hoạch từ mô hình kết hợp này là sản phẩm sạch, chất lượng cao, do đó được doanh nghiệp đặt hàng thu mua chế biến xuất khẩu. Có nhiều hộ thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã trung bình một ha thu hoạch từ 400 - 500kg tôm thuơng phẩm và 5 - 6 tấn lúa, sau khi trừ chi phí sản xuất, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. 

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT Kiên Giang đã chia sẻ về chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất mô hình tôm - lúa bền vững theo hướng liên kết, hợp tác công - tư; đầu tư các công trình thủy lợi phát triển sản xuất, vay vốn tín dụng, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, đầu tư đối ứng.

Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức nông dân xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm chế biến từ chuỗi giá trị tôm - lúa, phát triển sản phẩm OCOP như tôm khô, gạo hữu cơ.