Philippines đã nhập kỷ lục gần 2 triệu tấn gạo chỉ trong 5 tháng, mua nhiều nhất của Việt Nam

Philippines đã nhập kỷ lục gần 2 triệu tấn gạo chỉ trong 5 tháng, mua nhiều nhất của Việt Nam

15:08 - 25/06/2024

Theo tin từ Cục Thực vật (Bureau of Plant Industry) – Bộ Nông nghiệp Philippines, nhập khẩu gạo của Philippines đạt gần 2 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, cao hơn khá nhiều so với 5 tháng đầu năm 2023.

Nhờ cách làm này, các hợp tác xã nông nghiệp ở Lào Cai tăng cả về quy mô và sản lượng, xã viên phấn khởi
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tính minh bạch của sản phẩm thủy sản
Trồng giống cây cho ra loại quả "khủng", nông dân Khánh Hòa hễ bán là thu khối tiền
Tỉnh hơn 10 năm chưa phải dùng ngân sách dập dịch hại cây trồng
Chuẩn bị ngay phương án phòng, chống dịch bệnh vật nuôi sau siêu bão Yagi

Nhập khẩu gạo của Philippines trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 20,3%, đạt gần 2 triệu tấn 

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, số liệu mới nhất do Cục Thực vật cung cấp cho thấy, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 23 tháng 5 năm 2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines tăng 20,3% so với 5 tháng đầu năm 2023, đạt mức 1,97 triệu tấn, cao hơn khá nhiều so với mức nhập khẩu 1,64 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2023.

 

Tính từ đầu năm cho đến này, Cục Thực vật đã cấp 4.066 giấy phép thông quan nhập khẩu gạo cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

 
Philippines đã nhập kỷ lục gần 2 triệu tấn gạo chỉ trong 5 tháng, mua nhiều nhất của Việt Nam- Ảnh 1.

Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines.

Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến 23 tháng 5 năm 2024, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Philippines đạt 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines. Đứng thứ hai là Thái Lan xuất khẩu sang Philippines đạt 300.227,24 tấn, tiếp theo là Parkistan đạt 144.834,50 tấn, Myanmar đạt 65.080 tấn. Phần còn lại nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Ý và Tây Ba Nha.

Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% so với mức kỷ lục năm 2022 đạt 3,82 triệu tấn. Năm 2024, dự tính tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt khoảng 4 triệu tấn.

Theo thông tin của một số doanh nghiệp, thị trường Philippines khá ưa chuộng các loại gạo Đt8 và 5451 của Việt Nam do mềm cơm. Hiện nay gạo của Việt Nam thống lĩnh tại khu vực Metro Manila, khu vực các tỉnh phía Nam do gạo của Việt Nam ngon cơm và giá cả phù hợp.

Giá lúa gạo hôm nay 7/6 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục biến động với giá lúa đi ngang, giá gạo nguyên liệu tiếp tục tăng 150 đồng/kg, riêng giá gạo thành phẩm giảm.

Cập nhật từ từ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 50404 giá dao động quanh mốc 7.400 - 7.500 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ổn định 7.600 - 7.700 đồng/kg; lúa OM 380 dao động từ 7.500 - 7.600 đồng/kg. Nàng Hoa 9 giá 7.600 - 7.700 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8, lúa OM 18 và lúa Nhật đều có cùng giá bán khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 10.050 - 11.150 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giảm nhẹ ở mức 13.050 - 13.150 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm hôm nay có điều chỉnh tăng nhẹ, giá tăng 100 - 200 đồng/kg. Hiện giá cám khô có giá ở mức 7.350 - 7.450 đồng/kg. Theo đó, giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 10.100 - 10.600 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 573 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 558 USD/tấn; gạo 100% tấm duy trì ổn định ở mức 478 USD/tấn.

Cũng theo VFA, gần đây thị trường lương thực toàn cầu có khởi sắc hơn về giá. Theo đó giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan gần đây đã tăng mạnh trở lại và hiện đã qua mốc 600 USD/tấn ở mức 634 USD/tấn. Sở dĩ gạo Thái Lan tăng lại do nước này đã vào cuối vụ, cạn nguồn.