Phòng trừ bệnh đạo ôn gây hại lúa

Phòng trừ bệnh đạo ôn gây hại lúa

12:51 - 21/05/2022

Bệnh đạo ôn là loại bệnh dịch gây hại làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa.

Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Hướng dẫn tự trồng sen Nhật mini đơn giản
Từ khi lúa được thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch bệnh xuất hiện. Trước đây, bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện trong vụ lúa Đông Xuân. Tuy nhiên, gần đây, bệnh đạo ôn đã gây hại hầu hết các vụ lúa trong năm ở phía Nam. Bệnh đạo ôn làm tăng chi phí sản xuất và gây khó khăn cho nghề trồng lúa ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Chi cục TT&BVTT, phía Nam lúa Hè Thu đang ở giai đoạn đòng-trỗ với 200.000ha. Thời gian tới, nếu mưa bão kéo dài, bệnh đạo ôn cổ bông sẽ gây hại trên lúa Hè Thu. Và bệnh đạo ôn lá sẽ phát triển mạnh trên trà lúa Thu Đông – Mùa.

Để bảo vệ diện tích hè thu còn lại và lúa thu đông – lúa mùa 2021 an toàn,/ cần lưu ý các triệu chứng của bệnh và cách phòng trừ bệnh đạo ôn.

1. Triệu chứng và tác hại của dịch bệnh đạo ôn hại lúa

– Trên lá: Ban đầu vết bệnh rất nhỏ nhưng ở giữa vết bệnh, phần tế bào lá đã bị hoại tử và khô xám. Sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi. Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn lá bị “cháy”.
 
– Trên cổ lá: Bệnh tấn công ngay cổ lá giữa phiến lá và bẹ, vết bệnh có màu nâu đỏ. Sau chuyển qua nâu sậm, bệnh nặng làm gãy lá và lá hư.
 
– Trên đốt thân: Vết bệnh màu nâu làm đốt teo lại. Nếu bệnh xuất hiện thời điểm lúa đang trổ thì toàn bộ bông bị lép trắng. Nhưng lấy tay rút lên thấy khó hơn triệu chứng lép trắng do sâu đục thân.
 
– Trên cổ bông, cổ gié: Bệnh tấn công ngay cổ bông hoặc cổ gié, vết bệnh màu nâu thối tóp lại làm cho toàn bộ bông hoặc từng gié bị lép. Nếu bệnh xuất hiện sớm toàn bộ bông hoặc từng gié lúa bị lép trắng.
 
Bệnh đạo ôn gây hại trên lúa
Bệnh đạo ôn gây hại lúa
Triệu chứng bệnh lần lượt trên lá, cổ lá, đốt thân và cổ bông
Triệu chứng bệnh đạo ôn lần lượt trên lá, cổ lá, đốt thân và cổ bông

2. Điều kiện cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển

– Bệnh đạo ôn phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết âm u, giờ nắng trong ngày ít. Sáng sớm có sương mù hay trời có mưa phùn, nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng từ 18 – 26oC. Bệnh đạo ôn thường gây hại nặng nhất trong vụ Đông Xuân. Nhưng ở vụ Hè Thu và Thu Đông khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển như mưa bão kéo dài, bệnh sẽ vẫn gây hại nặng.
 
– Các yếu tố như giống nhiễm (Jasmine 85, Nàng Hoa 9, VD 20, RTV, OM 4900, OM 5451…). Sạ dày, bón thừa phân đạm, lá lúa nằm ngang, phiến lá rộng, ruộng thiếu nước, cỏ dại nhiều là điều kiện thuận lợi để nấm phát sinh, phát triển và gây bệnh nặng.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

* Để bảo vệ lúa Hè Thu ở giai đoạn đòng – trổ:

Cần phun thuốc phòng ngừa khi lúa trỗ lẹt xẹt và lúc lúa trỗ đều.

* Lúa Thu Đông – Mùa:

– Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại quanh bờ và mương tưới. Tạo điều kiện cho đất có thời gian nghỉ ngơi hoặc luân canh cây trồng… để cắt nguồn bệnh.
 
– Chọn giống kháng: Hiện nay các giống chất lượng cao đáp ứng được xuất khẩu thì ít kháng. Hoặc chỉ kháng tạm thời nên yếu tố này tùy thuộc vào điều kiện từng vùng mà xem xét.
 
– Không gieo sạ quá dày để cây lúa được khỏe mạnh, kháng được bệnh (áp dụng theo lượng giống khuyến cáo của chương trình IPM, 1P5G, 3G3T). Mật độ gieo sạ tốt nhất là 80-100 kg/ha.
 
– Bón phân cân đối hợp lý, không bón thừa đạm bởi khi lúa bị thừa đạm, lá có màu xanh đậm và phiến lá sẽ không đứng thẳng mà nằm ngang khiến lá rất khó quang hợp. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm bệnh phát triển.
 
– Tăng cường bón phân có chứa canxi, silic để giúp lúa cứng cây (thành lóng dày, bẹ lúa ôm sát lóng), lá lúa dày đứng thẳng (lá lúa không nằm ngang) để hạn chế lá lúa “hứng” bào tử nấm và không cho bào tử nấm nảy mầm xâm nhập vào bên trong.
 
– Quản lý không để trong ruộng có nhiều cỏ vì cỏ dại là ký chủ quan trọng của nấm gây bệnh đạo ôn.
 
– Theo dõi ruộng thường xuyên, nhất là những giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh (từ giai đoạn lúa con gái đến đòng trỗ), không để ruộng lúa bị thiếu nước
 
– Khi thấy bệnh chớm xuất hiện thì không bón thêm phân đạm. Các loại phân bón lá,/ thuốc kích thích sinh trưởng và cần phun thuốc phòng trừ. Nên sử dụng thuốc chứa các hoạt chất như: Tricyclazole, Fenoxanil, Isoprothiolane… để cho hiệu quả cao. Nếu áp lực bệnh cao cần phải phun lặp lại lần 2 sau 5-7 ngày.
 
Chú ý: Hiện nay hầu hết các giống lúa đang canh tác trong sản xuất đều nhiễm bệnh đạo ôn. Do vậy cần phun thuốc phòng ngừa khi lúa trỗ lẹt xẹt và lúc lúa trỗ đều. Khi phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông nên áp dụng nguyên tắc 4đúng.
 
Nguồn: Internet