Qui trình kỹ thuật trồng cải bắp

Qui trình kỹ thuật trồng cải bắp

21:43 - 22/05/2022

Cải bấp giống rau được rất nhiều người ưa chuộng. Cải bấp có thời gian sinh trưởng ngắn và dể trồng tuy nhiên để quá trình trồng thuận lợi nắm bắt được các loại sâu và bệnh hại mời các bạn xem qua "Quy trình kỹ thuật trồng cải bấp"  để có kiến thức trồng đạt hiệu quả nhất.

Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Hướng dẫn tự trồng sen Nhật mini đơn giản

1. ĐẶC TÍNH GIỐNG

TN 5 và TN 222 là những giống lai F1, chịu nhiệt tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (thu hoạch từ 60 – 65 ngày sau khi trồng), kháng bệnh tốt, trồng được quanh năm (vụ chính Đông Xuân). Bắp tròn đều, cuốn chặt, ăn ngon ngọt.

2. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG

Đất thích hợp để trồng cải bắp không bị phèn mặn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5 tơi xốp, thoát nước tốt, như :đất phù sa ven sông, ít sét; đất thịt pha cát có nhiều chất hữu cơ. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lên líp cao 20 – 40 cm; líp rộng 60 – 80 cm nếu trồng hàng đơn và 1 – 1.2 m nếu trồng hàng kép. Khoảng cách giữa hai líp 30 – 50 cm, giữa hai cây 45 – 60 cm (mật độ 2.400 – 3.700 cây/1000m2).

3. SẢN XUẤT CÂY CON

Lượng hạt giống cần thiết cho 1000m2 từ 25 – 30 gr. Cây con có thể sản xuất theo phương pháp sạ trên đất hoặc bầu cây con thì tiết kiệm hạt giống hơn. Khi gieo cần rải thuốc trừ kiến, khi cây con trong vườn ươm cần hạn chế sử dụng Ure, DAP, chỉ khi cây con quá kém mới sử dụng. Sau khi gieo 25 – 30 ngày đem đi trồng.


BÓN PHÂN (1.000m2)
Tùy theo điều kiện đất đai, mùa vụ, thời kỳ phát triển mà có lượng phân bón thích hợp. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể áp dụng lượng phân bón như sau:

 Quitrnhkthuttrngcibp

Giai đoạn gần thu hoạch nếu cuốn bắp chậm, có thể bón thêm Kcl.

4. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

I. SÂU:

1. Sâu đất:

Sâu đất phá hại ở giai đoạn cây con bằng cách cắn lá non, đọt non, sâu tuổi 3, tuổi 4 có thể cắn ngang thân làm chết cây.
- Biện pháp phòng trừ:
* Xử lý đất vào giai đoạn gieo hạt và lúc trồng cây con bằng thuốc Basudin 10H, Furadan 3H, Regent với liều lượng 25 - 30 kg/ha.
* Phun thuốc vào buổi chiều mát (lúc sâu bắt đầu từ kẽ đất bò lên cắn lá) bằng thuốc Foton, Nockthrin, Karate, Regent xanh..

2. Các loại rầy,rệp :

Chích hút nhựa (dinh dưỡng) cây làm lá cong queo, lá vàng, cháy lá, cây không phát triển được.
- Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Foton 5.0 ME, Kampong, Oncol, Confidor, Admire, Supracide …

3. Nhện đỏ:

Cách phá hại như rầy, rệp.
- Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Foton 5.0 ME, Kampong, Danitol, Comite, Nissorum …

4. Sâu tơ: (Plutella xylostella)

Gây hại suốt quá trình sinh trưởng (từ cây con đến thu hoạch) của cải bắp. Sâu ăn phá dưới mặt lá chừa lại biểu bì tạo thành một lớp trắng mờ. Khi ta chạm vào, sâu rơi xuống đất kéo theo một số tơ (còn được gọi là sâu dù).
- Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Foton 5.0 ME, Kampong, Nomolt, Atabron, Dipel …

5. Sâu xanh:

Sâu phá hại suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Sâu ăn phá lá non, đọt non làm cây phát triển bất bình thường. Sâu hoạt động lúc chiều mát và ban đêm do đó nên phun thuốc diệt trừ vào các thời điểm này.
- Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Foton 5.0 ME, Thianmectin 0.5 ME (thế hệ mới). Phun thuốc vào lúc trứng sâu nở rộ (vào giai đoạn sâu non dễ diệt trừ).
Thuốc Lannate có khả năng diệt trừ trứng rất tốt, có thể phun diệt trứng 1 ngày sau khi bướm bay rộ (nhiều).

 

II. BỆNH:

1. Bệnh chết rạp cây con (do nhiều loại nấm gây ra):

Bệnh gây ra chủ yếu vào giai đoạn cây con (ở vườn ươm, mới cấy cây con ngoài đồng). Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ở rễ, cổ rễ, phần gốc sát mặt đất bị thâm đen, thối mục, cây bị héo chết. Bệnh nhẹ, cây chết rải rác ngoài đồng, bệnh nặng cây chết hàng loạt.


- Biện pháp phòng trừ:
* Xử lý hạt giống trước gieo, dùng Thane-M 80WP hoặc Viben C với lượng 5gram thuốc trộn đều với 100gr hạt giống.
* Bón vôi, cày bừa kỹ đất vườn ươm, ngoài đồng, ruộng cấy. Xử lý đất vườn ươm bằng Monceren: 25 BTN 6-12gr/m2 đất, trộn đều thuốc, trộn với lớp đất mặt.
* Điều tiết độ ẩm của đất gieo trồng, không để đất qúa khô hoặc quá ẩm. Nếu phát hiện có hiện tượng chết rạp cây con biện pháp đầu tiên là giảm số lần tưới nước.
* Thường xuyên nhổ bỏ những cây con mọc yếu, bệnh để tạo sự thông thoáng trên luống ươm cây con.
* Phòng trừ bằng Aliette, Validamycine, Kasuran, Viben C, Dipcy, Nomildew…

2. Bệnh thối nhũn (tiêm cùi) do vi khuẩn Erwinia carotovora:

Bệnh xuất hiện từ giai đoạn bắp cuốn chắc đến thu hoạch. Bệnh có thể lan từ gốc lên trên hay đầu bắp lan xuống. Vết bệnh lan nhanh và gây thối, có mùi khó ngửi, nếu thời tiết ẩm độ không khí cao thỉ trở nên nhầy nhớt và nhũn ra. Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất xâm nhập qua vết thương ở rễ, gốc thân. Trong quá trình canh tác tưới dội mạnh vào cây, bón phân quá nhiều và không đúng lúc đều dễ làm cây bệnh nặng.
- Biện pháp phòng trừ:
* Làm đất kỹ, lên luống cao, thoát nước tốt trong mùa mưa.
* Luân canh với cây khác họ thập tự (họ cải).
* Trồng mật độ cây thích hợp, không trồng dày.
* Bón phân hữu cơ đã hoai mục, tránh làm cây bị thương.
* Nhổ bỏ cây bị bệnh, tiêu huỷ chúng để tránh lây lan.
* Phun ngừa vào giai đoạn cuốn bắp trở đi bằng thuốc Marthian 90SP.

3. Bệnh cháy lá (bệnh thối đen hay cháy lá bã trầu) do vi khuẩn Xanthomomas campestris:

Bệnh gây hại ở giai đoạn cuốn bắp đến thu hoạch. Trên các lá già vết bệnh màu vàng xám ở ria mép lá, sau đó vết bệnh lan dần vào bên trong tạo những mảng cháy lớn có hình chữ U.
- Biện pháp phòng trừ:
* Chọn giống kháng.
* Luân canh cải bắp với các loại cây trồng khác họ thập tử.
* Mùa mưa trồng mật độ thích hợp, thường xuyên làm cỏ, tỉa bỏ lá già, lá bệnh cho đồng ruộng, thông thoáng.
* Phun ngừa thuốc vào giai đoạn cuốn bắp trở đi bằng các loại thuốc Thane – M 80WP + Marthian 90SP hoặc Thane – M 80WP + Dipcy 750WP.

4. Bệnh đốm phấn (sương mai):

Do nấm Peronospora parasitica gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Lúc đầu vết bệnh có màu vàng nhạt nằm rải rác ở mặt dưới lá, gặp ẩm độ không khí cao vết bệnh hình thành đám nấm màu xám, sau đó chuyển màu hoặc màu đen.
- Biện pháp phòng trừ:
* Dùng giống kháng bệnh.
* Trồng mật độ cây thích hợp.
* Lên luống cao, thoát nước tốt.
* Trồng luân canh với cây trông khác họ thập tự.
* Mùa mưa bón phân tăng lượng Kali để tăng khả năng kháng bệnh.
* Dùng thuốc hoá học: Thane – M 80WP, Dipcy 750WP.

5. Bệnh nấm bông gòn (thối hạch)

Do nấm Sclerotiana sp, những đốm bệnh màu trắng tựa bông gòn, bệnh lan rộng trên bắp đang cuốn làm bắp cải thối từ ngoài vào trong.
- Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc: Bavisan 50WP + Thane – M 80WP hoặc Bavisan 50WP + Dipcy 750 WP hoặc Bavisan 50WP + Marthian 90SP.

6. Bệnh đốm lá:

Do nấm Alternaria sp, bệnh xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, vết bệnh hình tròn có nhiều vòng tròn đồng tâm và bị giới hạn bởi gân lá, vết bệnh có màu nâu nhạt, sậm hay hơi đen, có đám nấm xốp, màu bồ hóng.
- Biện pháp phòng trừ: Thane-M 80WP, Bavisan 50WP, Cipcy 750WP.

7. Nứt bắp ngoài đồng:

- Biện pháp phòng ngừa:
* Trồng giống kháng, thu hoạch đúng ngày.
* Giảm tưới nước khi bắp cuốn chặt.

8. Thiếu Calcium: Triệu chứng dọc theo rìa lá bắp cải bị cháy, bắp cải có dạng bất bình thường.

- Biện pháp phòng ngừa
Bón vôi trước trồng, phun thuốc bổ sung phân chứa Calci như Clorua calcium, Nitrat calcium khi cây có triệu trứng thiếu Calcium.

6. THU HOẠCH

Cải bắp là những giống ngắn ngày và cuộn chặt khá sớm nên có thể thu hoạch từ 50 ngày (nếu thị trường có giá) đến 65 ngày sau khi trồng . Nên thu hoạch vào lúc trời mát hoặc buổi chiều.

 

Nguồn: Internet