Rầy nâu trong canh tác lúa ở ĐBSCL

Rầy nâu trong canh tác lúa ở ĐBSCL

23:08 - 27/02/2022

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Ở nước ta, lúa gạo là một loại thực phẩm hạt quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, là nguồn sự sống của hàng triệu người. Những năm gần đây, với sự thâm canh tăng vụ và tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất lúa giúp cải tiến chất lượng, năng suất lúa, cụ thể ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong hơn mười năm qua đã mang lại nhiều lợi ích, giúp đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước đồng thời giúp nâng sản lượng lúa xuất khẩu.
Nhiều nơi đã sản xuất lúa liên tục nhiều vụ trong năm và canh tác nhiều năm liền, chính điều này cũng là một cơ hội cho sự bộc phát dịch hại, đặc biệt trong năm 2006 dịch rầy nâu xuất hiện ở những vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước. Vấn đề độc canh cây lúa trong thời gian dài làm cho chế độ dinh dưỡng trong đất bị mất cân đối, đất nghèo dinh dưỡng và nhiều loại dịch hại phát sinh, do đó đòi hỏi phải cung cấp một lượng lớn phân bón trở lại cho đất và giúp cây phát triển tốt. Việc sử dụng phân bón thái quá dẫn đến hậu quả là hiện tượng rầy nâu tăng cao và việc sử dụng các loại nông dược giết chết các loại thiên địch có ích. Cũng với xu thế phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng nâng cao và do nhu cầu của thị trường, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Những năm gần đây, diện tích canh tác giống lúa thơm Jasmine, lúa đặc sản, nếp, … ngày càng tăng, đây là giống lúa nhiễm rầy nặng ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL. Rầy nâu là đối tượng mang các mầm bệnh: lùn xoắn lá, lúa cỏ, vàng lùn, chúng có khả năng truyền bệnh lúa cỏ mà không có giống lúa nào có khả năng kháng lại được, làm giảm năng suất lúa. Sử dụng thuốc trừ sâu trên giống mẫn cảm với rầy nâu có thể làm cho mật số rầy nâu cao hơn khi không sử dụng thuốc. Sự nghịch lý này gọi là hiện tượng bộc phát rầy. Thực tế canh tác các giống lúa thơm cũng nằm rải rác trong các vùng thâm canh chung nên chúng có thể dễ làm mồi để cho rầy nâu lây lan sang tấn công và truyền bệnh trên các giống lúa cao sản khác. Đồng thời nếu gặp thời tiết thuận lợi: có gió mùa đông bắc, tây nam thổi mạnh; rầy nâu từ đây có thể theo gió để di cư sang các vùng (Tỉnh) lân cận. Kết quả phân tích số liệu điều tra của Viện nghiên cứu & Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ), ở 5 tỉnh nhiễm rầy nặng trong năm 2006 là Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, cho thấy mùa vụ, phương pháp gieo sạ và chủng loại giống sử dụng có ảnh hưởng đến mức độ nhiễm rầy. Mật độ gieo sạ với 120 kg/ha là biện pháp hữu hiệu để phát hiện và kiểm soát rầy nâu xuất hiện trên đồng ruộng. Trong sản xuất lúa, sự thiếu đa dạng chủng loại giống lúa cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn Một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón cũng có ảnh hưởng đến tình hình rầy nâu hại lúa: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa, đặc biệt đối với thuốc trừ sâu: ảnh hưởng của thời gian lưu tồn thuốc – gây ra tính nhạy cảm của rầy nâu hại lúa. Thuốc trừ sâu bisultap được sử dụng trong thí nghiệm để đánh giá sự gây ra tính nhạy cảm của giống lúa (Zhengdao 2, Xiushui 63) kháng rầy nâu, kháng lại vai trò của giống kháng trong việc quản lý dịch hại tổng hợp. Hiệu quả xử lý các thuốc trừ sâu khác nhau: jingganmycin, bisultap và methamidophos trên giống lúa đối với tỉ lệ sống và mật số phát triển của rầy nâu Nilaparvata lugens, tính nhạy cảm của giống lúa khi xử lý. Jingganmycin ở 75 g a.i/ha có ý nghĩa làm tăng mật số rầy nâu N. lugens. Cả jingganmycin và bisultap đều làm tăng tỉ lệ sống của rầy nâu tuổi nhộng N. lugens. Kết quả cũng chỉ rõ sử dụng thuốc trừ sâu làm tăng tính nhạy cảm của giống lúa đối với rầy nâu N. lugens, mặc dù amino acids tự do trong lúa không thay đổi khi xử lý thuốc trừ sâu Tác động của nitrogen chứa trong cây lúa đối với sự chịu đựng của rầy nâu Nilaparvata lugens ở nhiệt độ cao đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở IRRI - Philippines. Tăng nitrogen chứa trong cây ký chủ ở 38°C thì sự tồn tại của nhộng và rầy trưởng thành, khả năng sinh sản đều có ý nghĩa tăng so với trên giống lúa có chế độ nitrogen thấp. Điều này cũng cho thấy rằng sự chịu đựng của rầy nâu với điều kiện bất lợi – stress của môi trường tăng một cách rõ ràng khi sử dụng phân nitrogen, tiềm năng bộc phát của côn trùng gây ra bởi sử dụng thừa phân bón ở lúa. Vì vậy, cần cảnh giác và có biện pháp đối phó với khả năng có thể gia tăng mật số và gây hại của rầy nâu trong canh tác lúa đặc biệt trong tình hình sản xuất thâm canh, nhiều vụ kéo dài liên tục, bón phân đạm cao. Đối với việc bố trí cơ cấu giống lúa phải hợp lý, sử dụng bộ giống tương đối chống chịu tốt với rầy nâu, mỗi giống sử dụng không vượt quá 10% diện tích gieo trồng toàn vùng và có kiểm soát kỹ đặc biệt đối với các giống lúa thơm hay lúa mùa. Trong quá trình canh tác lúa cần cẩn thận khi quyết định dùng thuốc trừ sâu vì có thể sẽ giết chết các thiên địch vốn có trong ruộng như chuồn chuồn, nhện, bọ rùa, kiến ba khoang, bọ xít mù... vì chúng ăn rầy nâu và có thể giúp hạn chế mật độ số rầy ở dưới mức gây hại, nhằm tạo thế cân bằng sinh học trên diện rộng. Và bón phân cân đối để tạo sức đề kháng cho cây lúa Vấn đề đảm bảo lịch thời vụ nghiêm ngặt, gieo sạ đồng loạt trên diện rộng nhằm hạn chế mật số rầy tại chỗ, hạn chế sự di chuyển của quần thể rầy tìm nguồn thức ăn, sẽ hạn chế được rầy mang virus lây lan ra diện rộng để truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Dùng bẫy đèn đồng loạt và trên quy mô lớn sẽ giúp dự báo mật số rầy để bố trí lịch thời vụ ngăn chặn nguồn rầy di trú. Trong xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng thiên địch để khống chế dịch hại đã được thực hiện khắp nơi trên thế giới cũng như thực hiện mô hình sản xuất để đảm bảo. Vấn đề bảo tồn và phát huy mật số, sự phong phú của các loài thiên địch, tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên là một việc làm hết sức cấp thiết và quan trọng.
 
Nguồn: Internet