Rệp sáp hại mãng cầu xiêm

Rệp sáp hại mãng cầu xiêm

21:07 - 08/12/2021

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn cũng như nhà vườn đã có nhiều kinh nghiệm canh tác cây mãng cầu xiêm ở vùng chuyên canh loại cây này thì trên cây mãng cầu xiêm, rệp sáp giả (Planococcus lilacinus) còn gọi là rệp bông, rầy bông hay rệp sáp phấn.... là loài gây thiệt hại nhiều nhất (còn trên cả sâu đục trái và sâu đục cành vốn được coi là

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống

Chúng thường tập trung và chích hút trên đọt non, lá non và trái. Ở những vườn bị hại nặng có thể thấy rệp bu đầy đặc kín cả đọt và trái làm cho đọt, là non bị thui chột, trái không thể phát triển được. Loài rệp này ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen (một loại kiến thường gặp khá nhiều trên cây mãng cầu xiêm). Kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi những bộ phận rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lai, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.


Ngoài cây mãng cầu xiêm, rệp sáp giả còn gây hại trên rất nhiều loại cây ăn trái và cây trồng khác, vì thế việc phòng trị chúng không phải lúc nào cũng thu được kết quả như mong muốn, do nguồn " dự trữ " của chúng luôn có sẫn trong vườn cây.


Để đề phòng rệp, nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:


-Không nên trồng với mật độ quá dầy để vườn luôn được thông thoáng.


- Vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, nằm khuất trong tán lá.... Chăm sóc cây chu đáo để cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.


- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh để pha vỡ nơi trú ngụ của kiến. Nếu trên thân cây có nhiều kiến đen thì mỗi lần xịt thuốc trừ rệp thì nên xịt cả thân cành để trừ kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến thì có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để diệt kiến, hạn chế không cho kiến tha rệp từ cây này sang cây khác.


-Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây có đọt non, lá non, bông, trái. Cóthể sử dụng một trong các loại thuốc như Applaud 10WP ; Supracid 40 EC / ND; Suprathion 40 EC; Dầu khoáng DC -Tron Plus 98, 8EC ; Bitox 40c / 50 EC ; Butyl 10 WP.... phun trực tiếp vào chỗ có rệp đu bám. Ở giai đoạn trái già sắp chín nếu có xịt thuốc phải chú ý bảo đảm thời gian cách ly thuốc để giữ an toàn cho người ăn.

Nguồn: Internet