Rệp sáp phấn hại cây cà phê và cách phòng trừ

Rệp sáp phấn hại cây cà phê và cách phòng trừ

15:08 - 07/10/2023

Rệp sáp phấn hại cây cà phê và cách phòng trừ

Xây dựng chuỗi liên kết nuôi cá điêu hồng xuất khẩu
Giá tiêu hôm nay 3/7/2025: Chững lại sau thời gian tăng mạnh
Bay gieo sạ trên cánh đồng ngập lũ
Giá cà phê hôm nay 3/7/2025: Robusta quay đầu giảm mạnh
Ngư dân phấn khởi đón vụ cá Nam

Nhận dạng

Có 2 loài rệp sáp phấn gây hại là Planococcus sp. gây hại trên trái và loài Pseudococcus sp. gây hại trên lá.

Thành trùng cái không cánh, thân ngắn (3 mm), dẹt, được bao phủ bởi lớp sáp trắng, đẻ trứng thành từng ổ (100 – 200 trứng) trên trái, cành, lá. Một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng trong 14 ngày. Thành trùng đực có cánh, nhỏ hơn con cái.

 

Ấu trùng mới nở màu hồng hay vàng nhạt, chưa có sáp (phấn), bò tìm chỗ thích hợp để ăn và sống.

Tập quán sinh sống và cách gây hại

Loài Planococcus sp. gây hại phổ biến trên các vườn sầu riêng, chúng tấn công trên trái từ khi trái còn non, bám vào cuống trái non hoặc các rãnh giữa các gai để hút dịch vỏ trái.

Nếu mật độ rệp sáp cao: Giai đoạn trái non, trái sẽ bị biến dạng và rụng; giai đoạn trái lớn làm trái phát triển kém. Bên cạnh đó chất mật do rầy tiết ra thuận lợi để nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ trái bị đen, giảm giá trị thương phẩm của trái.

Rệp thường nằm im một chỗ chích hút nhựa và được kiến mang đi khắp cây và có thể vào đất sống bám trên rễ cây tạo các nốt màu đỏ tía trên rễ. Rệp gây hại nặng vào mùa khô, nhất là tháng 2 – tháng 5. Độ ẩm trong vườn thấp và nhiệt độ cao rệp sinh sản nhanh.

Phòng trừ

Bảo tồn thiên địch của rệp sáp phấn là bọ rùa, ong vò vẽ.

Dùng vòi nước cao áp rửa sạch rệp phấn khỏi trái.

Tỉa và tiêu hủy các trái kém phát triển và nhiễm rệp nặng.

Tránh trồng xen với các cây dễ nhiễm rệp như mãng cầu, cà phê, đu đủ, hoa dâm bụt, tre.

Dùng thuốc phun trừ rệp sáp phấn trên trái, cành. Đề phòng kiến mang rệp xuống gốc cây bằng cách buộc các băng vải có tẩm thuốc trừ sâu vào thân cây hoặc các cành mọc từ thân, tưới thuốc vào chung quanh gốc cây. Sử dụng các loại thuốc sau theo khuyến cáo từ nhà sản xuất: Oshin 20WP, Closer 500WG, Map Judo 25WP, Confidor 200SL.