Robusta thế giới tiếp nối đà tăng, cao nhất gần 16 năm, cà phê trong nước đồng loạt đi lên
14:28 - 13/09/2024
Giá cà phê trong nước hôm nay tăng thêm 1.000 - 1.200 đồng/kg chốt mức 121.000 – 121.500 đồng/kg. Giá Robusta thế giới tiếp nối đà tăng, đạt mức cao nhất gần 16 năm do nguồn cung thắt chặt.
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững
Cập nhật giá cà phê hôm nay 12/9
Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn London tăng mạnh 111 USD, tương đương 2,3%, chốt mức 5.008 USD/tấn. Giá Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2024 trên sàn New York có diễn biến ngược lại với mức giảm 0,2% xuống còn 246,65 US cent/lb.
Giá cà phê trong nước hôm nay tăng thêm 1.000 - 1.200 đồng/kg, chốt mức 121.000 – 121.500 đồng/kg.
Dữ liệu từ Cecafe cho thấy, xuất khẩu cà phê từ Brazil – nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới – tăng 1,4% trong tháng 8/2024, đạt 3,41 triệu bao (loại 60kg). Trong đó, xuất khẩu Arabica đạt 2,49 triệu bao, giảm gần 7%, còn xuất khẩu Robusta đạt 925.000 bao, tăng mạnh 31% so với tháng trước đó. Dự kiến mưa sẽ trở lại Brazil vào tuần thứ ba của tháng 9/2024.
Tại Việt Nam, dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 1,056 triệu tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 8/2024, nước ta đã xuất khẩu được 76.214 tấn, giảm 1% so với tháng 7/2024.
Lượng cà phê xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước do nguồn cung ở mức thấp.
Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết, trong tháng 8/2024, giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức 5.293 USD/tấn, tăng 6,9% so với tháng 7/2024 và tăng 73,4% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt mức 3.805 USD/tấn, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 tại Việt Nam dự kiến giảm mạnh, về mức thấp nhất 13 năm. Trong khi đó, thị trường tiêu dùng cà phê chính thống ở Bắc bán cầu đang dần trở lại sau kỳ nghỉ hè, sẽ góp phần thúc đẩy một số hoạt động giao dịch cà phê thực trong những tháng tới trước thời điểm rang cà phê mùa Đông ở châu Âu và Mỹ.
Tại Lâm Đồng, xuất hiện khoảng 2 ha cà phê canh tác theo kỹ thuật “đa thân không hãm ngọn” bị nhiễm bệnh chết khô ngọn, tỷ lệ hại khoảng 20 - 30% cây, mỗi cây bị khoảng 1 - 2 “thân con”. Bệnh chết khô ngọn trên cây cà phê có biểu hiện giống hiện tượng gây hại của mọt đục cành và sâu đục thân. Cây bị bệnh ban đầu có triệu chứng lá trên các cành ngọn chuyển vàng, rủ xuống sau đó khô và rụng dần chỉ còn trơ lại cành. Quả ở các cành bị bệnh chuyển vàng và khô đen dần. Sau một thời gian nhiễm bệnh, toàn bộ cành ngọn cây sẽ chết khô đen.