Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ

21:31 - 23/04/2024

Ngày 17/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị quản lý giống tôm nước lợ và ký kết quy chế phối hợp năm 2024.

Giá tiêu vẫn tăng chóng mặt, 'choáng' với giá tiêu ở Đắk Lắk hôm nay
Tủa Chùa: Chuyển mình từ xây dựng chương trình nông thôn mới
Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng, giá tiêu ở Đắk Nông, Đắk Lắk 'nóng' lên từng ngày
Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD
Huyện biên giới ở Lai Châu gặt “trái ngọt” nhờ xây dựng nông thôn mới

Chủ trì hội nghị có ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.

 

Cả nước thả nuôi 737.000ha tôm nước lợ

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ- Ảnh 1.

Hội nghị quản lý giống tôm nước lợ và ký kết quy chế phối hợp năm 2024 tại Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

Theo Cục Thủy sản (Bộ NNPNT), trong năm 2023 diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước khoảng 737 nghìn ha (cơ bản không tăng so với năm 2022). Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 622.000ha, tôm chân trắng khoảng 115.000ha.

Diện tích không tăng nhưng sản lượng có tăng nhẹ so với cùng kỳ, ước đạt 1,12 triệu tấn (tăng 5,5% cùng kỳ 2022-1,06 triệu tấn). 

Trong đó sản lượng tôm sú đạt 274.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 845.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu ở mức 3,45 tỷ USD, giảm 19,8% so với năm 2022.

Theo báo cáo của Cục Thủy sản, với diện tích thả nuôi tôm nước lợ 737.000ha thì mỗi năm nhu cầu tôm giống cần cung cấp khoảng 150-155 tỷ con, số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất tôm giống khoảng 260.000 con. 

Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất tôm giống vẫn còn phụ thuộc từ nguồn nhập khẩu với tỷ lệ 87%.

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ- Ảnh 2.

Kiểm tra, giám sát ao nuôi tôm nước tôm ở Ninh Thuận. Ảnh: Đ. P

Tuy nhiên, hiện nay một số doanh nghiệp cũng đã chủ động khai thác nguồn tôm bố mẹ ngoài tự nhiên và chọn tạo trong nước. Năm 2023, đã cung ứng trong nước ước khoảng 60.000 con tôm bố mẹ. Trong đó tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên khoảng 20.000 con, (toàn bộ là tôm sú) và 2 doanh nghiệp lớn sản xuất, ương dưỡng được gần 41 nghìn tôm bố mẹ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.

Hiện nay, cả nước hiện có 2.270 cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ, có 1222 cơ sở sản xuất giống và 1048 cơ sở ương dưỡngTrong đó, khu vực sản xuất tôm giống trọng điểm trong nước là các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang với hơn 1960 cơ sở sản xuất tôm giống. Riêng tỉnh Ninh Thuận đã có gần 450 cơ sở.

Trung tâm tôm giống chất lượng cao Ninh Thuận

Tại hội nghị, đa số các đại biểu cho rằng, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, môi trường nước biển trong sạch và ổn định, Ninh Thuận có nhiều yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất giống thủy sản, đặc biệt là tôm giống.

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ- Ảnh 3.

Giám sát tôm giống nước lợ ở vùng quy hoạch nuôi tôm ở Ninh Thuận. Ảnh: Đ.P

Đến nay, Ninh Thuận đã được xác định là trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước, hàng năm cung cấp 40-50 tỷ con tôm giống, đáp ứng 35-40% nhu cầu tôm giống cả nước.

Theo ông Lê Văn Quê- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Ninh Thuận, các doanh nghiệp sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận đã ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất tôm giống như: công nghệ xử lý nước bằng hệ thống siêu lọc, tích hợp tia cực tím (UV), công nghệ Ozone, công nghệ sinh học để quản lý, kiểm soát chất lượng nước. 

Hiện nay, các cơ sở đã loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh, hóa chất độc hại trong suốt quá trình ương dưỡng tôm giống. Bên cạnh đó, một số cơ sở cũng đã kết hợp áp dụng các tiêu chuẩn BMP, VietGap, Globale GAP, tiêu chuẩn OIE vào hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng con giống. Nhờ đó chất lượng con giống ngày càng được nâng cao, khẳng định uy tín...

Riêng năm 2023, các đơn vị sản xuất tôm giống tỉnh Ninh Thuận đã sản xuất được khoảng 40 tỷ con con giống.

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ- Ảnh 4.

Tôm giống sản xuất ở Ninh Thuận. Ảnh: Đ.P

Cũng theo ông Lê Văn Quê, trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Ninh Thuận đã sản xuất được 8 tỷ con tôm giống, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong 3 tháng đầu năm 2024, các đơn vị sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 25.000 con tôm bố mẹ để sản xuất, ương dưỡng tôm giống cung ứng khắp cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh, nhằm phát huy thế mạnh về sản xuất tôm giống trong thời gian tới, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung. 

Tỉnh Ninh Thuận sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào cá vùng đã quy hoạch, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín chất lượng tôm giống Ninh Thuận đến các địa phương nuôi tôm thương phẩm trên phạm vi cả nước.

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ- Ảnh 5.

Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Cường

Theo ông Trịnh Minh Hoàng, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh có 20% số cơ sở có quy mô công suất tối thiểu 500 triệu con giống/năm; 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản theo quy định và được giám sát an toàn dịch bệnh đối với các bệnh nguy hiểm. Sản lượng tôm giống hơn 60 tỷ con/năm và 100% tôm giống xuất tỉnh được kiểm dịch đủ điều kiện. Qua đó, chủ động sản xuất được 60% tôm thẻ chân trắng bố mẹ gia hóa và 80% tôm sú bố mẹ gia hóa có chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh...

Chủ động nguồn tôm bố mẹ từ sản xuất trong nước

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và các hiệp hội, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ cần chủ động nguồn tôm bố mẹ từ sản xuất trong nước. 

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ- Ảnh 6.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị, Ảnh: Đức Cường

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng lưu ý Cục Thú y cần tăng cường kiểm dịch và kiểm soát dịch bệnh trên giống tôm nước lợ để có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế thiệt hại cho người nuôi. 

Đặc biệt là tổ chức xây dựng, phát triển cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ an toàn dịch bệnh, phải có giải pháp hiệu quả để xử lý bệnh trên giống tôm đang hoành hành như hiện nay, bao gồm bệnh vi bào tử trùng và mờ đục tôm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu các địa phương, các hội, hiệp hội và người sản xuất tôm giống cần có giải pháp trong quản lý, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong bối cảnh và tình hình mới. 

Đặc biệt là tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất giống tôm nước lợ, các quy định về sử dụng chất cấm, thuốc, hóa chất trong sản xuất giống tôm nước lợ, nâng cao chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc...

Sản xuất tôm giống nước lợ: Một tỉnh có khả năng cung cấp 60 tỷ con giống/năm, vẫn lo thiếu nguồn tôm giống bố, mẹ- Ảnh 7.

Tôm bố mẹ được nuôi để sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận. Ảnh: Đ.P

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp giải quyết kịp thời những khó khăn, khắc phục những bất lợi, thách thức, phát huy tối đa cơ hội để đẩy nhanh sản xuất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2024...", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.