Sâu đục thân mình trắng hại cà phê (Xylotrechus quadripes)
19:58 - 13/10/2023
Sâu đục thân mình trắng hại cà phê (Xylotrechus quadripes)
Giá tiêu hôm nay 3/7/2025: Chững lại sau thời gian tăng mạnh
Bay gieo sạ trên cánh đồng ngập lũ
Giá cà phê hôm nay 3/7/2025: Robusta quay đầu giảm mạnh
Ngư dân phấn khởi đón vụ cá Nam
Đặc điểm hình thái, sinh trưởng
Là ấu trùng của một loại bọ có tên khoa học Xylotrechus quadripes, thuộc họ xén tóc. Vòng đời trung bình khoảng 6-8 tháng. Gây hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng. Các giai đoạn phát triển bao gồm:
Trứng: 30-32 ngày. Sâu non (ấu trùng): 60 – 120 ngày. Nhộng: 30 – 35 ngày. Con trưởng thành: 25 – 30 ngày.
Con non hình dáng như con sâu, màu trắng hoặc vàng, trên thân có nhiều đốt, phía đầu to, phía đuôi nhỏ dần. Con trưởng thành có cánh, đầu màu xám, cánh và thân màu đen, trên cánh có các đường vân màu trắng. Chúng thường sinh sản quanh năm, nhưng có 2 đợt chính là tháng 4,5 và tháng 10,11. Con trưởng thành đẻ trứng ở thân cây, các kẽ nứt, trứng nở thành sâu con và bắt đầu đục vào thân, cành gây hại.
Đặc điểm gây hại
Ấu trùng (sâu non) sau khi nở tuy nhỏ nhưng hoạt động rất nhanh nhẹn, chúng đục vào cành – thân cây, đục ngoằn ngoèo trong thân, cắt ngang các mạch gỗ, đục tới đâu thì đùn phân lấp kín tới đó. Khi gần chuyển thành nhộng, ấu trùng đục ra sát phần vỏ và hóa nhộng tại đây.
Phòng trừ bằng biện pháp canh tác
Trồng các cây che bóng tán rộng, giảm cường độ chiếu sáng (có thể trồng sầu riêng thái hoặc bơ sáp trái vụ để tăng thu nhập). Cắt tỉa cành tạo tán cân đối, bảo đảm phần thân cành được che phủ từ trên xuống dưới. Cắt bỏ phần thân, cành đã bị sâu tấn công, dùng móc sắt để bắt sâu. Tiêu hủy phần thân, cành đã bị hại tránh sự lây lan của sâu đục thân.
Thường xuyên thăm vườn, quan sát và phát hiện con trưởng thành, có biện pháp xử lý kịp thời. Bảo vệ các loài thiên địch như loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert. Sử dụng bẫy đèn, bẫy dính để bẫy con trưởng thành.
Bên cạnh đó, cũng nên bón phân cân đối và sử dụng giống cà phê sinh trưởng mạnh, giúp cây có sức đề kháng vượt qua được giai đoan sâu bệnh. Một số giống sinh trưởng mạnh, năng suất cao bao gồm: Giống cà phê xanh lùn, giống 138, giống 414, giống vối lai TRS1, giống cafe dây…
Phòng trừ bằng biện pháp hóa học
Phun các thuốc trừ sâu có tính thấm sâu. Phun vào giai đoạn đầu và cuối mùa khô, đây là giai đoạn nhộng lột xác thành con trưởng thành. Đẻ trứng và gây hại nhiều nhất. Các thuốc thường sử dụng có hoạt chất Cypermethrin, Fenobucarb, Dimethoate… Các thuốc này ngoài tác dụng tiêu diệt sâu đục thân, đục cành còn giúp phòng trừ các sâu bọ gây hại trên cây cà phê khác như: Rệp sáp hại cà phê, ve sầu hại cà phê, các loại rệp hại cà phê…