Sầu riêng nhú mắt cua cần làm gì?

Sầu riêng nhú mắt cua cần làm gì?

10:26 - 26/08/2023

Sầu riêng nhú mắt cua cần làm gì?

Mãn nhãn với những vườn táo trĩu quả bên dòng sông La
Nông dân ở nơi này của Thái Bình trồng rau gì, đi qua rồi vẫn còn thơm, mà nhà nào cũng khá giả?
Trà Vinh phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trồng 2,1 triệu cây xanh
Giá cà phê hôm nay 9/2/2025: Tuần này, trong nước vẫn tăng
Giá lúa gạo hôm nay 9/2/2025: Giá gạo xuất khẩu tuần này giảm mạnh

Cây sầu riêng là cây trồng đang được nhiều nhà vườn quan tâm, do giá trị kinh tế mang lại cao. Việc trồng và chăm sóc cây sầu riêng để nâng cao năng suất, chất lượng quả không phải là việc dễ hiện nay. 

 

Dựa vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu quả, ta có thể tạm chia thành 7 giai đoạn chính cơ bản. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể.

Ở đây xin giới thiệu với bà con giai đoạn mắt cua - sầu riêng nhú mắt cua cần làm gì?

Giá sầu riêng 25/8: Giá sầu riêng vẫn cao, một tỉnh khuyến cáo 'nóng' người trồng  - Ảnh 3.

Sầu riêng nhú mắt cua là giai đoạn đầu tiên trong thời kỳ ra hoa đậu quả của cây sầu riêng. Là giai đoạn tiền đề quyết định đến năng suất của cây trồng.

Sau khi xử lý ra hoa thì việc quan sát trên cây sầu riêng có các mắt cua hình thành hay không. Nếu mắt cua hình thành tức là việc xử lý ra hoa đạt kết quả tốt.

Mắt cua hình thành cần tiến hành phun KNO3 với nồng độ 0,5 – 1% để kích thích cho mắt cua phát triển (phá miên trạng). Thông thường chỉ cần phun một lần, tuy nhiên tùy vào từng cây, vùng trồng có thể phun từ 1 - 2 lần.

Giai đoạn mắt cua phát triển là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng của cây nên cần cung cấp phân bón NPK và phân hữu cơ cho cây. Đối với phân NPK nên lựa chọn phân bón có chứa đạm cao với các tỷ lệ phổ biến các nhà vườn dùng như NPK 20-10-10; 20-20-15; hoặc có thể phối trộn phân đơn có tỷ lệ đạm cao. Phân hữu cơ có thể sử dụng bất kỳ dòng phân nào phù hợp với thực tế của nhà vườn.

Lượng phân bón tính cho 1 gốc cây sầu riêng có tuổi từ 8 – 10 năm: 0,5 – 1 kg NPK + 2 – 3 kg hữu cơ. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng cây có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

Sau 7-10 ngày mắt cua hình thành, cần tiến hành biện pháp kéo đọt thành công. Tiến hành lựa chọn các dòng sản phẩm phun qua lá có hàm lượng đạm cao kết hợp với GA3 và Amino acid, để giúp kéo đọt cơi kỳ này thành công. Điều này giúp cho cơi đọt có thể già đúng vào thời điểm bông nở thì giảm tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng của cây.

Giai đoạn búp 20 ngày - chăm sóc sâu riêng giai đoạn nuôi búp

Sau khi mắt cua hình thành phát triển đến 20 ngày, đã phát triển thành búp. Giai đoạn này tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho cây để nuôi búp.

Lựa chọn phân bón có tỷ lệ như 15-15-15, 16-16-16 hoặc 17-17-17. Lượng phân bón tính cho gốc sầu có tuổi từ 8-10 năm từ 0,5-0,7 kg.

Giai đoạn này là đợt tỉa bông đầu tiên. Sau khi tỉa bông cần lưu ý xử lý thuốc bệnh cho cây để hạn chế sự gây hại của sâu bệnh đến giai đoạn ra hoa.

Để tăng khả năng phát triển của cơi đọt cần bổ sung các chất dinh dưỡng qua đường lá như Amino acid và vi lượng qua lá để giúp lá xanh dày khỏe, tăng khả năng quang hợp. Đây chính là cơi đọt chính để nuôi dưỡng quả sau này.