Sò điệp Việt Nam thâm nhập sâu vào các thị trường

Sò điệp Việt Nam thâm nhập sâu vào các thị trường

13:14 - 11/12/2024

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu của Việt Nam, sò điệp là 1 nhóm sản phẩm XK lớn thứ 3 sau nghêu và ốc.

Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên, lo lắng chưa từng có về sản lượng cà phê
Người Xơ Đăng ở vùng núi cao nổi tiếng Kon Tum háo hức đi học livestream bán sâm Ngọc Linh
Giá tiêu tiếp tục giảm ở Gia Lai, chỉ còn Đắk Nông kiên cường giữ giá tiêu cao nhất Tây Nguyên
Nuôi bò thương phẩm, HTX Tiên Phong mở lối thoát nghèo cho bà con vùng cao
Xây dựng nông thôn mới, bản làng ở nơi này tươi đẹp, đáng sống

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu của Việt Nam, sò điệp là 1 nhóm sản phẩm XK lớn thứ 3 sau nghêu và ốc. Năm 2024, XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam tăng trưởng cao liên tục, chỉ riêng trong tháng 10 XK nhóm sản phẩm này đã đạt hơn 8 triệu USD, tăng 1.700% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, XK nhóm sản phẩm này đạt hơn 31 triệu USD, tăng 206%.

 
 

Các sản phẩm sò điệp của Việt Nam đã XK được sang hơn 20 thị trường trên thế giới. Năm 2024, XK sò điệp sang hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, Mỹ, Đan Mạch và Nhật Bản là 3 thị trường NK nhiều nhất sò điệp của Việt Nam.

Đáng chú ý tại thị trường Mỹ, XK sò điệp của Việt Nam sang thị trường này năm 2023 chỉ lẻ tẻ một vài đơn hàng, bước sang năm 2024 sò điệp của Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, với các đơn hàng ngày càng lớn và đều đặn từng tháng. Giá trị XK sò điệp sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 11 triệu USD, tăng gấp 131 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Năm nay, XK sò điệp sang Nhật Bản cũng đang tăng “phi mã” với mức tăng 312% trong 10 tháng đầu năm. Từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với thủy sản Nhật Bản do sự kiện xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra đại dương vào tháng 8/2023, Nhật Bản không ngừng đa dạng thị trường xuất khẩu sò điệp. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, Việt Nam có nhiều nhà máy gia công hải sản, trong đó có sò điệp nên có sẵn kinh nghiệm sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam làm nơi gia công, từ đó xuất khẩu sang Mỹ và các nước ASEAN. Từ đầu năm nay, các doanh nghiệp thủy sản Nhật Bản bắt đầu thí điểm chế biến sò điệp Hokkaido tại Việt Nam. Một chuyến hàng khoảng 20 tấn sò điệp nguyên vỏ đã được doanh nghiệp Nhật đưa sang Việt Nam chế biến, sau đó xuất ngược về Nhật Bản để bán cho các nhà hàng và đơn vị bán lẻ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho XK sò điệp của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh.

Trái với xu hướng XK sang Mỹ và Nhật Bản, XK sò điệp sang Đan Mạch lại có xu hướng sụt giảm.

Dự kiến, XK sò điệp của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.