Sốc với dư lượng thuốc trừ sâu trên trái cây ở châu Âu

Sốc với dư lượng thuốc trừ sâu trên trái cây ở châu Âu

09:21 - 21/06/2022

Một nghiên cứu mới tiết lộ sự gia tăng đáng kinh ngạc của thuốc trừ sâu độc hại còn tồn dư trên trái cây đang bày bán tại các kệ hàng ở châu Âu.

 
 

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa
Giá sầu riêng hôm nay 27/3: Sầu Thái 212.00 đồng/kg, tăng tốc xuất khẩu hàng đông lạnh vào Trung Quốc
Kiểm soát chặt con giống để phòng dịch cúm gia cầm
Giá hạt tiêu tăng lên mức nào đó sẽ đạt điểm "bão hoà"
Xô đổ kỷ lục hôm qua dễ dàng, giá cà phê hôm nay, 27/3 tiến sát 100.000 đồng/kg
Măng tây ở Bỉ- nơi được cho là sử dụng thuốc trừ sâu ở mức cao. Ảnh: AP

Măng tây ở Bỉ- nơi được cho là sử dụng thuốc trừ sâu ở mức cao. Ảnh: AP

Phân tích được thực hiện bởi Mạng lưới Hành động Thuốc trừ sâu (PAN) châu Âu cho thấy, đã có sự gia tăng tới 53% các loại sản phẩm trái cây bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu trong chín năm qua.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu thi cho rằng nông dân đang ngày một sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn.

Nhà vận động của PAN, Salomé Roynel cho biết: “Nguy cơ rủi ro nhiễm thuốc trừ sâu từ việc ăn trái cây đã tăng lên đáng kể. Người tiêu dùng hiện nay đang ở trong một ‘tình thế tồi tệ’ khi ăn trái cây tươi, phần lớn trong số đó bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu độc hại, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe”.

Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2011 đến năm 2019- năm mà các chính phủ châu Âu bắt đầu cấm nhiều loại thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, thay vì giảm thực tế cho thấy thuốc trừ sâu thực sự tăng lên trong khung thời gian đó.

Năm 2019, cứ một trong ba mẫu trái cây thì có một bị nhiễm khuẩn, trong đó phân nửa số mẫu ngẫu nhiên là các loại trái dâu tây, lê và đào. Một phần ba các loại táo, loại trái cây được trồng và tiêu thụ nhiều nhất ở châu Âu, có thuốc trừ sâu độc hại còn dư lượng thuốc trừ sâu.

Mặc dù rau được cho là ít bị sâu bệnh hơn nên ít nguy cơ, nhưng phân tích vẫn cho thấy sự gia tăng ô nhiễm gần 1/5, ở mức 19%. Trong đó các loại rau bị ô nhiễm nhiều nhất là cần tây với 54% mẫu bị ô nhiễm và củ celeriac là 45%. Ngoài ra có gần một phần ba các mẫu cải xoăn được ưa chuộng nhất có dấu vết của thuốc trừ sâu.

Những quốc gia trồng trái cây và rau quả bị tẩm hóa chất nhiều nhất lục địa già là Bỉ với 34% mẫu bị nhiễm độc và Ireland là 26%. Trong khi chỉ có hơn 1/5 trái cây và rau ở Pháp, Đức và Ý được phát hiện có dấu vết của thuốc trừ sâu.

Sự gia tăng các loại hóa chất tổng hợp phun xịt trên rau quả cũng được phát hiện, làm tăng nguy cơ cho người tiêu dùng. Những loại “cocktail hóa học” này được biết là có tác động xấu gấp nhiều lần đến sức khỏe, mà hậu quả chưa được biết đến.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, một nửa số lê được lấy mẫu trên khắp châu Âu bị nhiễm tới 5 tác nhân hóa học mạnh. Con số này tăng lên đến mức gây sốc, với 87% ở Bỉ và 85% tại Bồ Đào Nha.

Nhiều loại trái cây và rau ở EU được phát hiện còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu độc hại. Ảnh: AP

Nhiều loại trái cây và rau ở EU được phát hiện còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu độc hại. Ảnh: AP

Nhà hoạt động Roynel nói: “Syngenta, Bayer và những gã khổng lồ hóa học khác sẽ nói rằng những loại thuốc trừ sâu vi lượng này là hoàn toàn an toàn. Nhưng các chuyên gia y tế nói rằng, một số hóa chất không có giới hạn an toàn và điều đó áp dụng cho hầu hết các loại thuốc trừ sâu này”.

Các chính phủ đã có nghĩa vụ loại bỏ dần các loại thuốc trừ sâu độc hại, kể từ khi có chỉ thị của EU hồi năm 2011, nhưng một báo cáo của Ủy ban châu Âu vào năm 2019 cho thấy rằng không hề có sự loại bỏ thuốc trừ sâu độc hại nào.

Theo nhà hoạt động Roynel: “Chúng tôi thấy rõ rằng các chính phủ không có ý định cấm các loại thuốc trừ sâu này, dù luật có quy định như thế nào đi nữa. Họ quá e ngại về hành lang canh tác, vốn đã phụ thuộc vào các hóa chất mạnh và lo sợ mô hình nông nghiệp bị phá vỡ”.

Thống kê cho thấy, hơn một phần ba người dân châu Âu lo ngại về thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu. Vào năm 2017, một bản kiến ​​nghị công khai lần thứ hai được trình lên EU, kêu gọi cấm hoàn toàn thuốc trừ sâu và ngay lập tức nó đã thu được hơn 1 triệu chữ ký.

Ủy ban Châu Âu dự kiến ​​sẽ công bố các mục tiêu giảm thuốc trừ sâu mới vào ngày 22 tháng 6 tới như một phần của nỗ lực bảo vệ môi trường, đồng thời cũng sẽ công bố các mục tiêu phục hồi thiên nhiên.

Ủy ban muốn ràng buộc các quy định mới để cắt giảm một nửa việc sử dụng thuốc trừ sâu vào năm 2030, nhưng PAN cho biết các nhà vận động hành lang đang cố gắng giảm bớt các mục tiêu này.

 

 

Nguồn: Internet