Thị trường cà phê nội địa cùng tăng 700 - 800 đồng/kg

Thị trường cà phê nội địa cùng tăng 700 - 800 đồng/kg

16:22 - 26/07/2024

Giá cà phê trong nước hôm nay (26/7) giao dịch quanh mức 124.800 - 125.500 đồng/kg. Thị trường cà phê nội địa cùng tăng 700 - 800 đồng/kg. Trên sàn giao dịch thế giới, giá cà phê cùng tăng trở lại.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Ngày 26/7, giá cà phê trên hai sàn giao dịch thế giới đồng loạt tăng 

Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn London tăng 1,22% chốt mức 4.380 USD/tấn. Giá Arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York tăng 3,55 cent, tương đương 1,5%, ở mức 234,7 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất gần ba tuần ở 227,5 US cent/lb.

 

Trong nước, giá cà phê đồng loạt tăng tại các địa phương được khảo sát. Cụ thể, hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai cùng tăng 800 đồng/kg, lần lượt nâng giá thu mua lên mức tương ứng là 124.800 đồng/kg và 125.500 đồng/kg. Thương lái tại Gia Lai và Đắk Lắk hiện giao dịch cà phê ở mức 125.200 đồng/kg và 125.300 đồng/kg, tăng 700 đồng/kg và 800 đồng/kg.

 
Thị trường cà phê nội địa cùng tăng 700 - 800 đồng/kg- Ảnh 1.
Thị trường cà phê nội địa cùng tăng 700 - 800 đồng/kg- Ảnh 2.

Các đại lý kỳ vọng xuất khẩu trong tháng 7/2024 của Brazil sẽ đạt gần mức kỷ lục, sau khi vụ 2023/24 có tốc độ thu hoạch nhanh chóng.

Tại Indonesia, cà phê Sumatra được chào bán ở mức cộng 600 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 8 và tháng 9 ở London, không đổi so với tuần trước. Nông dân tại khu vực Lampung cho biết, thời tiết khô trong giai đoạn ra hoa đã hỗ trợ nhiều cho cây cà phê.

Tại Colombia, sản lượng cà phê của nước này trong niên vụ 2023/24 ước tính tăng 18% so với niên vụ trước đạt 12,5 triệu bao. Điều kiện thời tiết thuận lợi khiến sản lượng cà phê của Colombia phục hồi tích cực và giúp thúc đẩy xuất khẩu.

Tại Uganda, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 7/2024 được dự báo đạt 650.000 bao, khi thu hoạch vụ chính đã qua đợt cao điểm.

Hiện nhu cầu cà phê từ các nhà nhập khẩu châu Âu tăng do xu hướng tích trữ hàng tồn kho trước thời hạn tuân thủ các tiêu chuẩn Quy định phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). EUDR được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu việc nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng và yêu cầu các biện pháp thẩm định và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt đối với các mặt hàng trong đó có cà phê.