Thị trường gạo Việt đang có dấu hiệu mạnh lên

Thị trường gạo Việt đang có dấu hiệu mạnh lên

22:56 - 18/08/2024

Thị trường gạo Việt Nam đang có dấu hiệu mạnh lên. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 575 USD/tấn, tăng so với mức 565 USD/tấn tuần trước. Các thương nhân Việt Nam cho biết nguồn cung trong nước thấp cùng với việc tăng cường giao hàng cho các thị trường chính như Indonesia và châu Phi đã thúc đẩy giá.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Giá lúa tăng mạnh, giá gạo xuất khẩu ở mức cao 

Thị trường gạo chứng kiến nhiều biến động trong tuần qua, trong đó giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tiếp tục giảm do nhu cầu yếu và dự báo khả quan về sản lượng của vụ mùa mới. Diện tích trồng lúa ở Ấn Độ mở rộng, báo hiệu sản lượng gạo có thể tăng trong thời gian tới.

 
 

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ hiện ở mức 536-540 USD/tấn, giảm so với mức 539-545 USD/tấn tuần trước. Các nhà giao dịch cho biết lợi thế giá của gạo Ấn Độ so với các đối thủ Thái Lan và Việt Nam đã thu hẹp, dẫn đến xuất khẩu chậm lại.

Tỷ giá đồng rupee Ấn Độ giảm xuống mức thấp kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt cũng tác động đến thị trường. Mặc dù điều này thường có lợi cho xuất khẩu, nhưng không đủ để bù đắp áp lực hiện tại trên thị trường.

Ngược lại, thị trường gạo Việt Nam đang có dấu hiệu mạnh lên. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 575 USD/tấn, tăng so với mức 565 USD/tấn tuần trước đó. Các thương nhân Việt Nam cho biết nguồn cung trong nước thấp cùng với việc tăng cường giao hàng cho các thị trường chính như Indonesia và châu Phi đã thúc đẩy giá. 

Thái Lan cũng ghi nhận giá gạo tăng nhẹ. Gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 567 USD/tấn so với mức 565 USD/tấn trong tuần trước. Tuy nhiên, thị trường vẫn tương đối yên ắng. 

Trong khi đó, giá gạo trong nước tại Bangladesh vẫn ở mức cao mặc dù dự trữ dồi dào.

 
Thị trường gạo Việt đang có dấu hiệu mạnh lên - Ảnh 1.

Thực tế, nhu cầu tăng dẫn đến những số liệu xuất khẩu gạo của Việt Nam đến nay vẫn ấn tượng, với xuất khẩu gạo trong tháng 7/2024 của Việt Nam tăng trưởng tốt.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 46,3% về lượng, tăng 39,7% kim ngạch so với tháng 6/2024 nhưng giá giảm 4,5%, đạt 751.093 tấn, tương đương 451,77 triệu USD, giá trung bình 601,5 USD/tấn. Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo tăng 8,3% về lượng, tăng 27,7% về kim ngạch và tăng 17,9% về giá so với 7 tháng năm 2023, đạt gần 5,3 triệu tấn, tương đương gần 3,34 tỷ USD, giá trung bình 630,2 USD/tấn.

Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines trong 7 tháng đầu năm 2024, chiếm 43,6% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt trên 2,31 triệu tấn, tương đương trên 1,42 tỷ USD, giá 615 USD/tấn, tăng 19,4% về lượng, tăng 44,4% về kim ngạch và tăng 21% về giá so với 7 tháng năm 2023; riêng tháng 7/2024 xuất khẩu đạt 372.289 tấn, tương đương 215,03 triệu USD, giá 577,6 USD/tấn, tăng 241,3% về lượng, tăng 225,2% kim ngạch nhưng giảm 4,7% về giá so với tháng 6/2024.

Xuất khẩu gạo sang Indonesia đứng thứ 2 thị trường, tăng 29,2% về lượng, tăng 60,9% kim ngạch và tăng 24,5% về giá so với 7 tháng năm 2023, đạt 778.692 tấn, tương đương 481,69 triệu USD, giá 618,6 USD/tấn, chiếm 14,7% trong tổng lượng và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Tiếp theo, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia tăng 129,3% về lượng, tăng 176,6% kim ngạch và tăng 20,6% về giá so với 7 tháng năm 2023, đạt 529.730 tấn, tương đương 314,18 triệu USD, giá trung bình 593 USD/tấn, chiếm 10% trong tổng lượng và chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch.

Theo dự báo của VFA, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. 

Các tổ chức và doanh nghiệp xuất khẩu vẫn kỳ vọng giá thu mua từ nhà nhập khẩu sẽ tăng trong thời gian tới.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo rằng tỷ lệ các quốc gia không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới, với gần 30 quốc gia thực hiện hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực để bảo vệ nguồn cung nội địa. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tin rằng giá gạo trong nửa cuối năm có thể tăng.

Nhu cầu nhập khẩu gạo gia tăng ở hầu hết các các nước nên nhiều chuyên gia và doanh nghiệp dự báo thị trường sẽ sôi động trong những tháng cuối năm.

Indonesia mới đây cho biết có thể nhập khẩu đến 4,5 triệu tấn gạo thay vì 3,6 triệu tấn như thông báo từ đầu năm 2024.

Ngoài Indonesia mới đây thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Philippines cũng dự báo tăng lượng gạo nhập khẩu từ 4,2 triệu tấn lên tới 4,5 - 4,7 triệu tấn trong năm 2024. Philippines là khách hàng truyền thống của gạo Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng vừa giành được 7/12 gói thầu gạo tháng 7 từ thị trường lớn thứ 2 thế giới - Indonesia. Giá gạo trúng thầu lần này cao hơn giá trên thị trường. Tổng số lượng gạo mà các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu là 185.000 tấn. 

Ngoài các thị trường chủ chốt trên, USDA dự báo các thị trường truyền thống khác của Việt Nam như Malaysia hay Bờ Biển Ngà tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu gạo cao trong năm 2024.

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 18/8 tại thị trường trong nước duy trì ổn định. Trong tuần qua, ghi nhận giá lúa tăng mạnh 50 - 900 đồng/kg, giá gạo tăng nhẹ 50 - 150 đồng/kg.

Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa IR 50404 giá dao động quanh mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.400 - 8.500 đồng/kg; Lúa OM 5451 giá ở mức 8.000 - 8.200 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 8.500- 8.700 đồng/kg; OM 380 dao động từ 7.800 - 8.000 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu giữ ở mức 11.750 - 11.900 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 13.850 - 13.900 đồng/kg.