Thị trường xuất khẩu gỗ có thể sẽ lập kỷ lục trong năm 2024

Thị trường xuất khẩu gỗ có thể sẽ lập kỷ lục trong năm 2024

22:21 - 11/08/2024

Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 7,95 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 52,3% so với kế hoạch của cả năm. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1,29 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Nhờ đó, toàn ngành gỗ và lâm sản xuất siêu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,664 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Theo đó, Hoa Kỳ đang chiếm gần 54% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024 có thể lập kỷ lục 17,5 tỷ USD. Ảnh: Trần Phi.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024 có thể lập kỷ lục 17,5 tỷ USD. Ảnh: Trần Phi.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài - Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, tại thị trường Hoa Kỳ, đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 41% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nước này.

Nhận định về tiềm năng, cơ hội xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ nửa cuối năm, ông Hoài cho rằng, theo diễn biến mới nhất, Hoa Kỳ đang có những động thái về cắt giảm lãi suất. Điều này tất yếu kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp (DN), kéo theo đó nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ tại thị trường này sẽ tăng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, có một yếu tố cũng rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ thời gian tới, đó là ngày 17/7, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) thông báo, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó đã hủy bỏ toàn bộ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này sẽ khiến xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam rộng đường vào Hoa Kỳ và đạt được mức tăng trưởng cao từ nay đến cuối năm.

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng trưởng mạnh là nhờ tín hiệu tích cực từ các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu (EU). Trong đó Hoa Kỳ vẫn đang là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.

“Hiện nay chưa phải là mùa cao điểm nhưng mỗi tháng Việt Nam xuất khẩu từ 1,2 -1,4 tỷ USD các sản phẩm gỗ. Với mức tăng như hiện nay, những tháng cuối năm vào mùa cao điểm mua sắm của các nước có thể tăng lên từ 1,6 - 1,8 tỷ USD, do đó mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD trong năm nay của Việt Nam có thể hoàn thành” - ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cũng cho rằng, sự tăng trưởng tốt của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm nay là kết quả tích cực với ngành công nghiệp gỗ Việt Nam trong bối cảnh có nhiều khó khăn, trong đó có việc chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn do căng thẳng trên Biển Đỏ.

Thực tế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhưng vẫn chưa thật sự khả quan khi các DN Việt Nam có lượng đơn hàng khá yếu, công suất hoạt động của DN ngành gỗ trong nước chỉ đạt khoảng 50 - 70%. Ảnh: Trần Phi.

Thực tế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhưng vẫn chưa thật sự khả quan khi các DN Việt Nam có lượng đơn hàng khá yếu, công suất hoạt động của DN ngành gỗ trong nước chỉ đạt khoảng 50 - 70%. Ảnh: Trần Phi.

Mặc dù đã có kết quả xuất khẩu tốt trong nửa đầu năm, nhưng để tăng trưởng và phát triển bền vững, ông Liêm cho rằng ngành gỗ nói chung cần chủ động thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, từ đó đưa ra những thay đổi linh hoạt trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu. Đặc biệt là phát triển công nghệ, chuỗi cung ứng sản phẩm từ nguyên phụ liệu đến logistics.

Thực tế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhưng vẫn chưa thật sự khả quan khi các DN Việt Nam có lượng đơn hàng khá yếu, công suất hoạt động của DN ngành gỗ trong nước chỉ đạt khoảng 50 - 70%. Đơn hàng ngắn, thời gian đặt hàng ngắn, giá nguyên liệu tăng cao khiến chi phí tăng cao. Trong khi đó, các khách hàng lại luôn đưa ra yêu cầu giảm giá. Việc này khiến các DN xuất khẩu có thể đối diện khó khăn...