Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

21:51 - 27/04/2024

Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Tủa Chùa: Chuyển mình từ xây dựng chương trình nông thôn mới
Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng, giá tiêu ở Đắk Nông, Đắk Lắk 'nóng' lên từng ngày
Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD
Huyện biên giới ở Lai Châu gặt “trái ngọt” nhờ xây dựng nông thôn mới
Giá cà phê tăng phiên thứ tư liên tiếp, xác lập kỷ lục mới tại Đắk Nông

Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân - cách trung tâm thành phố Tây Ninh chừng 8km. Không chỉ là một thắng cảnh đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, núi Bà Đen còn được biết tới là nơi có những món ăn đặc sản vô cùng độc lạ, không tìm thấy ở bất kỳ chỗ nào khác, trong đó phải kể tới món thằn lằn núi.

 

Thằn lằn núi thuộc họ tắc kè và được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng ở lưng, đuôi có màu nâu nhạt, con to nhất khoảng 3 đầu ngón tay. Theo người dân địa phương, sở dĩ chỉ núi Bà Đen mới có thằn lằn núi là bởi khu vực này có điều kiện địa hình và khí hậu lý tưởng, thuận lợi cho quá trình sinh sôi, phát triển của sinh vật này.

Hiện người ta chưa phát hiện được thằn lằn núi có ở nơi nào khác và cũng chưa thể nhân giống chúng sang các vùng miền khác hay nuôi dưỡng, chăm sóc theo phương pháp công nghiệp. Chúng chủ yếu sống ở trong các hốc núi cheo leo trên độ cao chừng 100-500m.

Để săn thằn lằn hiệu quả, người thợ săn phải có khả năng leo trèo tốt trên các vách núi. Ngoài ra việc đánh bắt sẽ được thực hiện vào chiều tối, người thợ săn dựa vào dấu vết phân của thằn lằn để phán đoán nơi chúng làm tổ, thức ăn yêu thích là gì,...

 
Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg- Ảnh 1.

"Thằn lằn núi Tây Ninh thường có số lượng lớn từ tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng này là mùa nóng, khô nên thằn lằn thường hay ra phơi nắng trên các chỏm đá. Khi đi săn loài này phải dùng mồi nhử. Sau đó núp sau các hốc đá cho khuất và dùng cần câu chuyên dụng để giật từng con một", một người chuyên đi săn thằn lằn núi cho biết.

Khác với các loại tắc kè và thằn lằn ở những nơi khác, thằn lằn núi trên núi Bà Đen chỉ ăn sung chín, chuối và lá thuốc nam nên thịt dai, thơm mùi thảo dưỡng và rất bổ dưỡng.

Nhiều du khách không mấy hứng thú với những biển hiệu quảng cáo đặc sản thằn lằn núi vì có phần e dè trước loài bò sát này, tuy nhiên nếu đã thưởng thức qua một lần, nhiều người chắc hẳn sẽ không quên được mùi vị của món ăn này.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg- Ảnh 2.

Thông thường, thằn lằn núi được mổ bụng, sơ chế sạch sẽ rồi chiên giòn. Khi ăn, thực khách cuốn với đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác và chấm mắm me. Vị ngọt, béo của thịt thằn lằn hòa quyện với vị thanh mát của rau sống và nước chấm chua ngọt khiến thực khách mê mẩn, nhanh chóng vượt qua nỗi sợ ban đầu.

Riêng món cháo đậu xanh thằn lằn thì rất đậm đà, sẽ ấm bụng sau khi uống vài cốc bia với mồi thằn lằn núi chiên xù, ốc núi hấp sả… Nhưng có thể chị em phụ nữ vẫn còn ngập ngừng khi đang húp cháo bỗng đâu thòi ra cái… đuôi thằn lằn mềm nhũn, sậm màu.

Nói chung có rất nhiều món ngon chế biến từ thằn lằn núi. Mỗi cách chế biến đều mang đến hương vị riêng nhưng vị ngọt, thơm của thịt thằn lằn vẫn luôn là điểm nhấn.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg- Ảnh 3.

Hiện trên thị trường giá thằn lằn núi phơi khô có thể lên đến 1,4 triệu đồng/kg. Nếu đến tận Bà Đen để thưởng thức thịt tươi, các món ăn có giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/đĩa. Đây là mức giá khá cao cho một món ăn được phục vụ ở những hàng quán bình dân.

Vài năm gần đây thằn lằn núi được khuyến cáo không săn bắt tràn lan do số lượng cá thể còn rất ít ở núi Bà Đen nên nhiều nơi không phục vụ đặc sản này nữa.