Tiêm 200.000 liều vacxin ngăn dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc

Tiêm 200.000 liều vacxin ngăn dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc

20:07 - 22/07/2024

Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu tiêm phủ vacxin phòng bệnh cho 80% đàn gia súc, tương đương 200.000 liều trong năm 2024.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL
Tỉnh Trà Vinh có đàn gia súc khá lớn nhưng người nuôi lại có thói quen chăn thả tập trung trên một cánh đồng, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh cao. Ảnh: HT.

Tỉnh Trà Vinh có đàn gia súc khá lớn nhưng người nuôi lại có thói quen chăn thả tập trung trên một cánh đồng, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh cao. Ảnh: HT.

Hiện, ĐBSCL đang trong mùa mưa làm khí hậu ẩm ướt, thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên vật nuôi bùng phát.

Tại Trà Vinh, tỉnh có khoảng 245 ngàn con trâu bò, với hơn 90% hộ chăn nuôi theo tập quán chăn thả chung trên cùng một cánh đồng khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh cao và khó kiểm soát.

Theo lão nông Thạch Kiên, người có nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi ở (xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải), đợt mưa dầm hiện nay khiến cỏ trên bãi chăn ẩm ướt, dễ phát sinh nhiều mầm bệnh.

Ông ngại nhất là bệnh lở mồm long móng do tỷ lệ tử vong rất cao. Bò mắc bệnh này thường có biểu hiện sốt cao trên 40 độ, bỏ ăn, tiết nước dãi có bọt trắng như xà phòng sau đó xuất hiện mụn đỏ trên cơ thể...

Khi mụn ở móng vỡ ra, thường gây long móng. Để phòng bệnh cho đàn bò, ông Kiên rửa sạch và hong khô thức ăn trước khi cho gia súc ăn và che chắn chuồng nuôi tránh rét, gió lùa và mưa tạt. 

"Hằng năm, vào đầu mùa mưa, tôi tự mua thuốc để tiêm phòng lở mồm long móng cho đàn bò. Khi cán bộ thú y đến, nếu họ vận động tôi tiêm thêm các bệnh khác. Vì vậy, đàn bò khỏe, tăng cân đều, không lo dịch bệnh", ông Kiên bộc bạch.

Cán bộ thú y huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đang lấy xét nghiệm trên bò sau khi tiêm vacxin. Ảnh: HT.

Cán bộ thú y huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đang lấy xét nghiệm trên bò sau khi tiêm vacxin. Ảnh: HT.

Qua ghi nhận ngành thú y tỉnh Trà Vinh đang tập trung rà soát những vùng có nguy cơ cao, ổ dịch cũ và khu vực giáp ranh với các huyện có dịch.

Bên cạnh việc tăng cường vận động tiêm phòng, địa phương còn phổ biến kiến thức chăn nuôi cho các hộ dân, đặc biệt tại các khu dân cư có đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Bà Thạch Cha Ly A, ở (thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành), chia sẻ: Đàn bò là của cải lớn nhất của gia đình tôi. Trước đây, khi thời tiết thay đổi thấy chúng bỏ ăn là tôi đứng ngồi không yên bởi không biết cách xử lý. Từ khi được cán bộ thú y xã hướng dẫn phòng bệnh, mình đã yên tâm sản xuất.

Trong những ngày thời tiết thay đổi, bà tăng cường thăm chuồng, cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, thường xuyên dội rửa, khai thông mương rãnh để tránh ao tù, nước đọng.

Theo bà người nuôi nên chọn bê con có nguồn gốc rõ ràng. Nhờ vậy 3 tháng nay đàn bò nhà bà tăng cân liên tục. Với giá bò hơi hiện nay từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, sau khi xuất bán, bà Thạch Cha Ly A sẽ thu lãi hàng chục triệu đồng.

Phó trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y, huyện Châu Thành, ông Phạm Văn Bảo cho biết, công tác tiêm phòng còn gặp khó khăn do người dân còn chủ quan trong việc phòng bệnh cho vật nuôi. Nguồn kinh phí hiện chỉ hỗ trợ 50%, một số hộ còn trông chờ vào chính sách tiêm miễn phí.

Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y cấp xã mới ra trường tay nghề chưa vững, cần thời gian tập huấn. Ngoài ra, việc thống kê đàn vật nuôi chưa chính xác cũng gây khó khăn cho công tác tiêm phòng.

"Chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Cụ thể huyện đang thực hiện tiêm phòng lở mồm long móng với tổng số 29.420 liều do ngân sách hỗ trợ phí tiêm phòng, còn chi phí vacxin do người dân tự chi trả. Đối với bệnh viêm da nổi cục, sẽ tiêm khoảng 33.300 liều, trong đó ngân sách hỗ trợ 50% chi phí vacxin", ông Bảo cho hay.

Phó Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành khuyến cáo khi phát hiện những bất thường trên đàn vật nuôi, bà con nên báo cán bộ thú y địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong năm 2024, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu tiêm gần 200.000 liều vacxin cho đàn gia súc của tỉnh. Ảnh: HT.

Trong năm 2024, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu tiêm gần 200.000 liều vacxin cho đàn gia súc của tỉnh. Ảnh: HT.

Ông Trần Quốc Việt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trà Vinh, thông tin địa phương đặt mục tiêu phủ vacxin đạt từ 80% trở lên trên đàn vật nuôi trong năm 2024, tương đương gần 200 ngàn liều vacxin phòng bệnh trên đàn trâu, bò của tỉnh. Nhằm phòng chống dịch bệnh giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi, trong mùa mưa hiện nay.