Tỉnh nào có diện tích lúa, trái cây, đàn lợn gà lớn nhất trong 34 tỉnh, thành phố vừa ra mắt hôm nay ở Việt Nam?
08:33 - 16/07/2025
Tỉnh mới An Giang sẽ trở thành tỉnh có diện tích lúa lớn nhất cả nước trong khi tỉnh Đồng Nai mới có thể trở thành một trong những "vựa" trái cây, trung tâm chăn nuôi mới; tỉnh Đồng Tháp mới có thể là một trong những trung tâm xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam.
Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài 1] Nền tảng từ chiến lược đầu tư toàn diện
Giá tiêu hôm nay 16/7/2025: Trong nước quay đầu giảm
Giá cao su hôm nay 15/7/2025: Biến động trái chiều
Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ mới
Tỉnh An Giang mới sẽ trở thành địa phương có diện tích lúa lớn nhất Việt Nam
Với việc sáp nhập hai tỉnh An Giang - Kiên Giang, tỉnh An Giang mới sẽ trở thành tỉnh có diện tích lúa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long; theo đó, diện tích lúa của tỉnh An Giang đạt 650.000ha, của tỉnh Kiên Giang là 700.000ha; như vậy tổng diện tích gieo trồng lúa hàng năm của tỉnh An Giang mới sẽ là 1,35 triệu hecta. Sản lượng lúa của tỉnh An Giang mới đạt khoảng 8,7 triệu tấn/năm, trong khi tổng sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 24,5 triệu tấn.
Tỉnh An Giang mới sở hữu vị trí địa lý rất đắc địa, với đường biên giới dài giáp Campuchia, là cửa ngõ quan trọng trong giao thương quốc tế và phát triển kinh tế biên mậu. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 1,22 tỷ USD, cho thấy tiềm năng lớn trong việc mở rộng thị trường và thu hút đầu tư.
Ngoài cây lúa, tỉnh An Giang mới còn trở thành "vựa" thủy sản khổng lồ, với sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản khoảng trên 1,5 triệu tấn.

Nông dân Kiên Giang chuẩn bị đồng ruộng xuống giống vụ thu đông.
Tỉnh Đồng Nai mới, vựa trái cây, trung tâm chăn nuôi của Việt Nam
Sáp nhập hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước thành tỉnh Đồng Nai mới, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai mới là hơn 728.000ha, gấp 2,6 lần so với diện tích cũ. Trong đó, có nhiều cây trồng chủ lực có diện tích thuộc tốp đầu của cả nước.
Sau sáp nhập, diện tích cây hàng năm của tỉnh đạt khoảng 150.500ha, tập trung các cây trồng chính như bắp, lúa, rau màu các loại.
Tỉnh Đồng Nai mới tiếp tục là "thủ phủ" cây công nghiệp và ăn trái của cả nước với tổng diện tích cây lâu năm đạt hơn 609.000ha. Trong đó, diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt gần 511.500ha. Một số cây công nghiệp chủ lực có diện tích thuộc tốp đầu cả nước như: cao su, điều, hồ tiêu.
Tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt gần 97.600ha, tập trung vào các cây chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao như: sầu riêng, chuối cấy mô xuất khẩu, bưởi, xoài, chôm chôm...
Đáng chú ý, diện tích rầu riêng của tỉnh Đồng Nai mới tăng vọt sau khi sáp nhập hai tỉnh Đồng Nai, Bình Phước. Theo đó, Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước về diện tích trồng sầu riêng, với gần 13.000ha; tổng diện tích cây sầu riêng của Bình Phước khoảng 5.300ha; hai tỉnh sáp nhập, diện tích sầu riêng của tỉnh Đồng Nai mới là 18.300ha.
Sau khi sáp nhập, tổng đàn heo của tỉnh Đồng Nai đạt hơn 4,1 triệu con; tổng đàn gia cầm đạt 35,9 triệu con. So sánh với tổng đàn heo trên cả nước là 31,8 triệu con, tổng đàn gia cầm đạt 584,4 triệu con, tỉnh Đồng Nai mới tiếp tục giữ vị trí là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước.

Đồng Tháp, một trong những trung tâm xuất khẩu nông sản
Với thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, tỉnh Đồng Tháp mới (trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang) sẽ trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2024 của Đồng Tháp ước đạt gần 2,1 tỷ USD, tăng so với năm 2023. Trong đó hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thuỷ sản, chiếm tỷ trọng gần 80% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và nằm trong nhóm đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Tổng lượng gạo xuất khẩu của Đồng Tháp năm 2024 ước đạt gần 1,6 triệu tấn, với kim ngạch ước đạt 994 triệu USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó xuất khẩu thủy sản đạt hơn 283.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 647 triệu USD, tăng so với cùng kỳ.
Trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tăng 19,45% so năm trước; trong đó, nhóm hàng nông, thủy sản chiếm 11,08% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng 4,75% so với năm trước.
Chỉ tính riêng trong tháng 1/2025, tỉnh Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD, đạt khoảng 8% chỉ tiêu cả năm.
Cụ thể, trong tháng 1/2025, tỉnh Tiền Giang đã xuất được gần 13.000 tấn gạo, thu khoảng 8 triệu USD, tăng trên 53% về lượng và tăng trên 37% về giá trị so với cùng kỳ năm trước; các mặt hàng rau quả cũng xuất được gần 4.500 tấn, thu về 15 triệu USD, tăng gần 24% về lượng và tăng trên 56% về giá trị so với cùng kỳ năm trước…