Tổ chức quốc tế đồng hành cùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu
22:54 - 30/03/2024
ĐBSCL Từ các chương trình, đề án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã tiếp lực cho các địa phương vùng ĐBSCL ứng phó thuận thiên với biến đổi khí hậu.
Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất
Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, giá rẻ, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Đạt 9,2 tỷ USD sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD
Lý do bất ngờ khiến giá cà phê 'bùng nổ', Đắk Nông một mình đưa giá cà phê lên mốc cao mới
Ngày 21/3, trước thềm Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cùng một số đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, lãnh đạo 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang đã tiếp song phương một số đối tác: Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), RMIT Việt Nam, Mekong Capital…
Các bên đã chia sẻ và trao đổi về các giải pháp, khả năng hỗ trợ triển khai các dự án giúp các địa phương vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế đã triển khai các chương trình hỗ trợ, phát triển sinh kế thuận thiên trên địa bàn tỉnh.
Ông Sử đánh giá, các mô hình đảm bảo tính khả thi thực tế, hiệu quả được nâng cao. Rút kinh nghiệm thực tế từ địa phương, ông Sử mong muốn các tổ chức quốc tế triển khai đồng bộ 2 nhiệm vụ là đầu tư hạ tầng và sinh kế cho người dân.
“Để lồng ghép được hai vấn đề này, cần có thêm sự tham gia của doanh nghiệp. Đây là đối tác quan trọng tham gia vào dự án, đảm bảo mục tiêu sản xuất kinh doanh, như thế mới đáp ứng được nhu cầu thực tế tại tỉnh Cà Mau”, ông Sử chia sẻ.
Đối với tỉnh Kiên Giang, địa phương đang phối hợp với Tổ chức SNV công bố chính thức dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (TRVC)”.
UBND tỉnh Kiên Giang đã có quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại hơn 22 tỷ đồng từ SNV để triển khai thực hiện dự án TRVC, từ tháng 10/2023 đến 31/12/2027.
Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, dự án đã giúp khoảng 75.000 nông dân sản xuất nhỏ của địa phương áp dụng các phương pháp canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là nâng cao nhận thức và kiến thức về lợi ích của sản xuất lúa các bon thấp.
Hiện nay, khoảng 50 cán bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp tỉnh được nâng cao năng lực trong việc tiêu chuẩn hóa và áp dụng hoạt động đo đạc, báo cáo, kiểm định trong sản xuất lúa gạo.
Từ những kết quả khả quan đó, Tổ chức SNV cam kết hỗ trợ 100% các giải pháp thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL, trong đó ưu tiên cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Hiện SNV đã xây dựng các phương pháp đo đạc, báo cáo, thẩm định MRV với mong muốn đóng góp cho Bộ NN-PTNT các phương pháp luận, để triển khai rộng rãi đề án. Từ đó, giúp nông dân ĐBSCL có thể tham gia tốt và thành công nhất vào thị trường tín chỉ các bon chính thức.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN-PTNT bày tỏ, với sự đồng hành của các tổ chức quốc tế, nhiều chương trình, dự án giúp ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu đã triển khai thành công và mang lại hiệu quả tốt.
Điều này góp phần cùng Bộ NN-PTNT và các địa phương nâng cao năng lực ứng phó, phát triển bền vững trước bối cảnh biến đổi khí hậu.