Trồng cỏ vetiver: ngăn mặn, giữ ngọt cho đất
14:15 - 11/06/2021
Ở Việt Nam, trong quyển sách “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp (1992) ghi nhận cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L. Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để sản xuất nước hoa.
Gia Lai tăng giá thu mua hạt tiêu hôm nay, giá tiêu nhiều tỉnh Tây Nguyên vẫn 'đứng im'
Thiếu khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen, Việt Nam sẽ gặp bất lợi
Cứ nuôi tôm 2 vụ lại xen một vụ nuôi cá đặc sản, nông dân Sóc Trăng bất ngờ đếm tiền nhiều hơn hẳn
Việt Nam có loại quả khô "vàng mười", ngâm với nước giúp hạ mỡ máu, ngừa ung thư
1.Nguồn gốc cỏ vetiver
– Cỏ hương bài hay cỏ hương lau là một chủng trong dòng cỏ Vetiver (danh pháp hai phần: Chrysopogon zizanioides, đồng nghĩa: Vetiveria zizanioides) là một loài cỏ sống lâu năm thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tên gọi vetiver có nguồn gốc từ tiếng Tamil. Các tài liệu cổ bằng tiếng Tamil có đề cập tới việc sử dụng cỏ vetiver cho các mục đích y học.
– Cỏ vetiver được ghi nhận tại một quyển sách của Việt Nam vào năm 1992 với nhan đề là “Tên cây rừng Việt Nam”. Ở nước ta, cỏ vetiver còn được gọi là cỏ hương bài, cỏ hương lau. Thái Bình, Nghệ An là hai tỉnh trồng nhiều cỏ này nhất nước ta.
– Cỏ vetiveria được chia làm 11 loài, trong đó có duy nhất 2 loài được sử dụng trong hệ thống cỏ vetiveria là V. zizanioides (trồng ở vùng nhiệt đới) và V. nemoralis (trồng ở vùng Đông Nam Á).
2.Các đặc tính nổi trội của Cỏ Vetiver
– Cũng giống như cỏ sả, cỏ vetiver mọc theo cụm, có thân thẳng đứng, cứng, khóm dày đặc xếp vào nhau chắc chắn. Chiều cao có thể lên tới 3m nên có khả năng chịu được ngập lụt với mực nước từ khoảng 1m đến 1,5m.
– Khác với các loại cỏ thông thường cỏ vetiver có khả năng thích nghi cao kể cả thời tiết khắc nghiệt đã tạo nên độ cứng, nhẵn của lá cỏ. Chiều dài lá của cỏ vetiver từ 30- 90cm, chiều rộng 4,5- 10mm.
– Với đặc tính nổi trội của bộ rễ như xốp, dày đặc, mọc nhanh và bám chặt, ăn sâu xuống đất từ 2- 4m, do đó có thể ngăn cản sự xói mòn và giữ cho cỏ sống được qua mùa khô hanh, hạn hán. Bộ rễ được xem là phần quan trọng nhất cấu tạo nên cỏ vetiver.
– Cỏ vetiver có thân rễ đan chéo nhau và không phải dạng bò lan trên mặt đất mà tạo thành một hàng hàng rào chạy dài trên đất nếu được trồng gần nhau, có tác dụng hiệu quả trong việc chắn phù sa và tránh ngập lụt.
– Cỏ vetiver thích hợp ở biên nhiệt độ trung bình từ 18- 25 độ C. Đặc biệt với đặc tính chịu nóng, chịu lạnh, chịu úng tốt nên cỏ có khả năng thích nghi cao trong mọi môi trường sống.
3.Cách trồng cỏ vetiver
– Việc chọn thời điểm trồng cỏ là vô cùng quan trọng góp phần tăng tỉ lệ sống cho cỏ và giảm lượng nước tưới cho cỏ. Vì vậy, bà con nên trồng cỏ vetiver vào tháng 09 đến tháng 10 dương lịch khi mùa mưa còn cách một tháng.
– Để trồng tốt cỏ vetiver thì nên xây dựng một hồ sơ thiết kế hợp lý, trong đó khoảng cách giữa các hàng phải bằng nhau, đào rãnh với độ sâu tối thiểu là 0,2m và chiều rộng rãnh là 0,2m.
– Trong trồng cỏ thì việc bón phân là vô cùng cần thiết ảnh hưởng lớn để sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Bà con nên kết hợp bón lót bằng phân sinh hóa hữu cơ và phân bón vô cơ theo cách sau: Đất có kết cấu rời rạc, tỉ lệ đất >=50% thì bón lót 1,2 kg/m2 và lấp đất nhẹ; Đất có kết cấu rời rạc, tỉ lệ đất <50% thì bón lót 1,5 kg/m2; Đá phong hóa thì bón 1,8 kg/m2).
– Sau khi đã tạo rãnh cỏ xong thì tiến hành đặt các tép cỏ vào rãnh với khoảng cách phù hợp. Cuối cùng, bà con dùng xẻng lấp chặt đất xung quanh tép cỏ vừa trồng theo phương thẳng đứng.
– Sau khi trồng cỏ xong thì bà con phải thường xuyên tưới cho cỏ, đặc biệt là trong 2 tuần đầu tiên để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho cây cỏ sinh trưởng và phát triển một cách ổn định.
4. Phát hiện và ứng dụng cỏ vetiver
Vào năm 2005 anh Ngô Đức Thọ tốt nghiệp ngành thủy lợi, Trường Đại học Xây dựng, anh về công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Phú Thọ. Ngô Đức Thọ được giao tham gia nghiên cứu tìm giải pháp chống sạt lở bờ hồ, đập cho một đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở. Quá trình nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, anh bắt gặp những thông tin về giống cỏ vetiver, một loại cỏ có nguồn gốc từ Ấn Độ, mới được nhập về Việt Nam gần 20 năm nay, chủ yếu được trồng ở khu vực phía Nam. Càng nghiên cứu, Thọ càng nhận thấy nhiều ưu điểm, tác dụng của giống cỏ này đối với điều kiện tự nhiên tại Việt Nam. Do đó, anh nung nấu quyết tâm tìm cách nhân rộng giống cỏ này.
Giống cỏ này có đặc điểm nổi bật là bộ rễ dài, sống lâu năm bộ rễ có thể ăn sâu tới 10-12m. Vì vậy nó có thể bám chặt và giữ cho đất được chắc. Với đặc tính đó, loài cỏ vetiver được ví như một loại “bê tông sinh học”, được khuyến cáo sử dụng để gia cố các công trình giao thông, giúp chống sạt lở, xói mòn. Năm 2001, Bộ NN&PTNT đã cho phép trồng vetiver và ứng dụng trong các công trình chống sạt lở ở một số đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
Một ưu điểm nữa ở cỏ vetiver khiến anh Thọ bị “mê hoặc”, là giống cỏ này rất dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, giá thành không quá cao. Cỏ vetiver có thể sinh trưởng rất tốt ngay trong những điều kiện khắc nghiệt như vùng khô hạn hoặc những vùng khí hậu lạnh. Khi mùa đông đến, cỏ bị chững lại hoặc có thể khô héo, nhưng khi mùa xuân về, nó tiếp tục sinh trưởng. Suốt quá trình đó, hệ thống rễ vẫn phát triển bình thường. Chỉ với khoảng một triệu đồng là có thể mua được 270 gốc cỏ. Từ các gốc này bắt đầu phân tách dần, trong vòng hai năm có thể nhân ra được 3ha. Giống cỏ này sống cộng sinh nên giảm được chi phí tưới.
Anh Thọ lựa chọn cách thức xây dựng cộng đồng vetiver trong nông nghiệp, nghĩa là hỗ trợ cộng đồng dùng giống cỏ này để cộng sinh, che phủ và bảo vệ đất. Hiện nay, số người dùng vetiver trong nông nghiệp hữu cơ đã lên tới hàng nghìn người. Ban đầu là nông dân ở miền Trung, Tây Nguyên là những nơi thiếu thốn về nước tưới, sau đó nhiều hộ ở miền Tây - nơi bị xâm nhập mặn và sạt lở cũng tìm đến giống cỏ này. Khu trồng cỏ của anh hiện có 6 công nhân làm việc. Số tiền thu được từ khu này không nhiều nhưng điều khiến anh vui vẻ đó là được giúp đỡ người dân hiểu được và áp dụng việc sử dụng cỏ vetiver vào nông nghiệp hữu cơ. Anh đã đưa loại cỏ này ra Trường Sa sau đó về đầu quân cho một công ty nông nghiệp hữu cơ.
Tại lễ tổng kết trao giải Cuộc thi ảnh “Tuổi trẻ cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu”, Ngô Đức Thọ đoạt giải với bức ảnh chụp bộ rễ cỏ Vetiver ăn sâu vào lòng đất, giúp chống chọi với khô hạn, duy trì nguồn thức ăn cho gia súc và che phủ đất nông nghiệp. Điều khiến anh xúc động hơn là trong buổi lễ trao giải, sân khấu được trang trí bằng cỏ vetiver. Khi ngắm hình ảnh ấy, Ngô Đức Thọ nảy ra ý tưởng sẽ dùng lá cỏ vetiver làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và trang trí nghệ thuật. Như vậy, anh sẽ khai thác được nhiều hơn tiện ích của cỏ vetiver.
Nguồn: Internet