Trồng Sa nhân
19:33 - 06/12/2021
Sa nhân (Amomum sp) là vị thuốc quí, chuyên trị các bệnh đường ruột, kém tiêu hoá và dùng làm gia vị, hương liệu. Rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới và trong nước.
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Giá trị kinh tế
Việt Nam có khoảng 16 loài mang tên sa nhân. Nhân dân ta từ lâu đời chỉ khai thác sa nhân trong rừng tự nhiên, ít năm gần đây, do rừng bị thu hẹp nên nhiều địa phương đã gây trồng sa dưới tán rừng. ở Mai Châu (Hoà Bình), nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao do trồng sa nhân.
Đặc điểm
Sa nhân là cây thân thảo lâu năm. Rễ mọc ngang dưới lớp đất mòng. Nằm ở tầng thảm tươi, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiểu khí hậu rừng. cây cao 1,5-3m, chịu bóng, ưa ẩm.
Sa nhân chỉ trồng thích hợp ở vùng rừng núi, cao dưới 800m so với mực nước biển, lượng mưa trung bình năm 1000-3000mm. Đất xốp, còn tính chất đất rừng, ẩm mát không dốc lắm, dưới độ tán che 0,5-0,6.
Phân biệt một số loài sa nhân trồng
Có 3 giống sa nhân cho năng suất, chất lượng cao, được nhân dân ta trồng nhiều. Hình dạng bên ngoài của các loài sa nhân rất giống nhau người ta phân biệt theo hình dang, màu sắc của hoa, quả và hạt.
*Sa nhân đỏ (A.Villosum Lour.var)
Hoa trắng, có hai vạch đỏ, vàng
Quả hình cầu, màu đỏ hoặc xanh lục. Mùa quả tháng 7-8
Hạt có u nhỏ
*Sa nhân tím (A. Longiligulare T.L.Wu)
Hoa trằng, có mép vàng, vách đỏ tím
Quả hình cầu, màu tím mốc có 2 vụ: hè, đông
Hạt có 3 cạnh tù, có gân đều
*Sa nhân xanh (A.Xanthioides Wall ex Bak)
Hoa trắng, đốm tím
Quả hình trứng, màu xanh lục, có gai đều
Hạt có u lồi
GÂY TRỒNG
Chọn đất trồng
Rừng thứ sinh ven khe suối, đất ẩm, thoát nước, độ tàn che 0,5-0,6, trồng theo đám.
Rừng trồng cây gỗ, cây lấy quả gần khép tán, đất ẩm mát, trồng xa nhân xen cây nông nghiệp như ngô, cây cải tạo đất.
Không nên trông ở nơi đất mỏng, khô hạn, nghèo hoặc đất có độ tàn che quá dày
Một số mô hình trồng Sa nhân
Trồng sa nhân dưới tán rừng cây lấy quả (trám, giẻ... ) và cây lương thực các năm đầu
Trồng sa nhân dưới tán rừng trồng cây gỗ gần khép tán xoan, trẩu, và có xen cây nông nghiệp 1-2 năm đầu
Trồng xen sa nhân với bưng, luồng vùng ven lòng hồ, gần sông, suối.
Trồng bằng thân ngầm
Áp dụng ở nơi sẵn giống, vận chuyển giống gần, sau 2-3 năm đã có quả.
Trước mùa xuân cuốc hố 50x30x10cm, cự li 1,5x2m theo đường đồng mức.
Nhổ tỉa các cây sa nhân bánh tẻ 1-2 tuổi. Nhổ nhẹ gốc có măng theo 1-2 đoạn thân ngầm và rễ dài 30-50cm. Chú ý giữ ẩm, tránh làm cây sây sát thân ngầm, cắt ngang thân khí sinh.
Trồng vụ xuân là tốt nhất. Đặt thân ngầm nằm ngang theo hố, lấp kín đất, dận chặt, chắc gốc.
Trồng bằng cây con ươm từ hạt
(Ở nơi có ít hom giống, vận chuyển giống xa, trồng diện tích lớn)
Xử lý hạt: chọn quả già hạt to đều cho vào chậu, xát nhẹ tach hạt, cho vào túi khử trùng bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc tím 5/1000 trong 10-15 phút, vớt ra rửa sạch, ngâm tiếp với nước ấm 25-30 độ C trong 5-6 giờ, vớt ra để giáo nước, đem gieo.
Ươm cây con: rắc đều hạt trên luống gieo, phủ kín đắt mặt che phủ, tưới đều. Sau 15 ngày cây mọc và sau 25 ngày cấy vào bầu 10x15cm. Xếp bầu thành luống dưới tán cây hoặc dàn che 0,4-0,5. Sau 3-4 tháng cây con cao 15-20cm, có 5-6 lá thì đem trồng.
Phát dọn thực bì, cuốc hố 20x20x15 cm
Đặt bầu giữa hố, lấp đất dận chặt.
Chăm sóc: phát sơ cây xâm lấm, điều chỉnh tàn che còn 0,5-0,6. Đề phòng thú rừng và gia súc phá hoại quả.
Khoanh vùng bảo vệ sa nhân tự nhiên
Ở nơi có các giống sa nhân tốt mọc tự nhiên hiều, cần khoanh nuôi bảo vệ để thu hoạch quả hoặc tạo giống đem trồng.
Tiến hành phát quang tạo độ tàn che cho sa nhân từ 0,3-0,5; làm cỏ, phát bỏ các cây già trên 8 tuổi, cây lẫn để tạo điều kiện cho các chồi non phát triển ra xung quanh. Nếu đất quá trống cần dặm thêm cây bảo đảm mật độ 4-5 cây/m2. Bón thêm phân nếu cây mọc xấu.
Thu hoạch sa nhân
Từ năm thứ ba, sa nhân bắt đầu có quả. Có thể thu hoạch 5 năm liền.
Thời vụ thu hoạch
Tốt nhất là vào tháng 7,8 dương lịch. Thu hái sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng hạt.
Thu hái cẩn thẩn để bảo vệ cây mẹ cho mùa sau.
Quả thu về, phơi 4-5 ngày mới khô.
Cần dự trữ than, củi để kết hợp đêm sấy, ngày phơi cho quả khô nhanh. Cứ 10kg quả tươi phơi sây được 1,5-1,8kg quả không và bóc được 0,7-0,8 kg hạt.
Mỗi ha trồng có thể thu hoạch 100-200kg quả khô năm được mùa. Giá tại Hà Nội là 90.000đ/kg quả khô. Thu mua tại chỗ 70.000đ/kg (Hoà Bình)
Có 4 loại hạt thương phẩm sau:
Sa nhân hạt cau (loại 1): thu hái khi quả vàng sẫm, kẽ gai thưa, bóc thấy róc vỏ, quả còn cứng, hạt hơi vàng, giữa có chấm đen hoặc hung hung, nhấm hạt có vị chua, cay nồng
Sa nhân non (loại 2): hái sớm hạt còn trắng hay hơi vàng có vết nhăn, vị cay nhưng không chua.
Sa nhân vụn (loại 3): qảu vụn do phơi sấy không đúng kỹ thuật, ít cay.
Sa nhân đường (loại 4) : để quá 5-7 ngày mới hái, quả mềm có vị ngọt hết cay, ít tinh dầu, khó bảo quản vì dính, dễ ẩm mốc. Phơi vài ngày lại ẩm, lại rơi vụn ra có màu đen.
Kết luận
Sa nhân dễ trồng, ít sâu bệnh, ít vốn đầu tư về giống, giá trị kinh tế cao có nhiều điều kiện phát triển vùng núi.
Nguồn: Internet